Ngày 12/10, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hoan nghênh thỏa thuận hòa giải đạt được giữa đảng Fatah của ông với phong trào Hồi giáo Hamas, đồng thời coi đây là "thỏa thuận cuối cùng" nhằm chấm dứt sự chia rẽ kéo dài một thập kỷ giữa hai phong trào này.
Ngày 12/10, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hoan nghênh thỏa thuận hòa giải đạt được giữa đảng Fatah của ông với phong trào Hồi giáo Hamas, đồng thời coi đây là "thỏa thuận cuối cùng" nhằm chấm dứt sự chia rẽ kéo dài một thập kỷ giữa hai phong trào này.
Ông Abbas cho biết đã nhận được báo cáo chi tiết về thỏa thuận trên từ phái đoàn Fatah và đã chỉ thị đại diện phái đoàn lập tức ký thỏa thuận này.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao trong đảng Fatah cho biết trong vòng một tháng tới, Tổng thống Abbas dự kiến có chuyến thăm đầu tiên tới Dải Gaza trong một thập kỷ.
Cùng ngày 12/10, một quan chức Palestine tham gia cuộc đàm phán giữa Fatah và Hamas cho biết theo thỏa thuận hòa giải giữa hai phong trào này, chính quyền Palestine sẽ tiếp quản tất cả các vai trò trong các lĩnh vực an ninh và dân sự, theo đó Palestine sẽ triển khai 3.000 cảnh sát trở lại Gaza. Số cảnh sát trên chỉ là một phần nhỏ so với số cảnh sát do Hamas triển khai tại Dải Gaza.
Trước đó, hai phong trào Hamas và Fatah thông báo đã đạt được thỏa thuận liên quan tới hòa giải chính trị sau các cuộc đàm phán do Ai Cập làm trung gian bắt đầu từ ngày 10/10 vừa qua.
Cuộc đối thoại này được tổ chức sau khi phong trào Hồi giáo Hamas hồi tháng trước thông báo giải thể Hội đồng hành chính do phong trào này thành lập để điều hành Dải Gaza và đồng ý chuyển giao các chức năng chính quyền tại vùng lãnh thổ này cho chính quyền dân tộc Palestines của Tổng thống Abbas theo thỏa thuận ngày 19/9 tại Cairo do phía Ai Cập làm trung gian hòa giải.
Hồi tuần trước, Tổng thống Abbas đã cử Thủ tướng Chính phủ đoàn kết Palestine Rami Hamdallah cùng các quan chức trong nội các và người đứng đầu cơ quan an ninh Palestine tới Dải Gaza để tiếp quản quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này từ tay phong trào Hamas.
Sau cuộc xung đột bùng phát giữa hai phe vào năm 2007, Hamas kiểm soát dải Gaza trong khi đảng Fatah đứng đầu chính quyền hoạt động ở Bờ Tây. Nhiều nỗ lực hòa giải giữa hai phong trào chính trị chủ chốt của Palestine đã thất bại. Kể từ tháng 3/2009, Ai Cập đứng ra làm trung gian đàm phán hòa giải giữa hai phe phái này.
Thỏa thuận hòa giải do Ai Cập soạn thảo năm 2009 được cả Hamas và Fatah thông qua vào tháng 5/2011, sau các cuộc biểu tình của người Palestine nhằm khôi phục sự thống nhất giữa các phe phái chính trị Palestine sau bốn năm xung đột./.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (giữa) phát biểu tại một cuộc họp ở thành phố Ramallah, Khu Bờ Tây. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Trong khi đó, một quan chức cấp cao trong đảng Fatah cho biết trong vòng một tháng tới, Tổng thống Abbas dự kiến có chuyến thăm đầu tiên tới Dải Gaza trong một thập kỷ.
Cùng ngày 12/10, một quan chức Palestine tham gia cuộc đàm phán giữa Fatah và Hamas cho biết theo thỏa thuận hòa giải giữa hai phong trào này, chính quyền Palestine sẽ tiếp quản tất cả các vai trò trong các lĩnh vực an ninh và dân sự, theo đó Palestine sẽ triển khai 3.000 cảnh sát trở lại Gaza. Số cảnh sát trên chỉ là một phần nhỏ so với số cảnh sát do Hamas triển khai tại Dải Gaza.
Trước đó, hai phong trào Hamas và Fatah thông báo đã đạt được thỏa thuận liên quan tới hòa giải chính trị sau các cuộc đàm phán do Ai Cập làm trung gian bắt đầu từ ngày 10/10 vừa qua.
Cuộc đối thoại này được tổ chức sau khi phong trào Hồi giáo Hamas hồi tháng trước thông báo giải thể Hội đồng hành chính do phong trào này thành lập để điều hành Dải Gaza và đồng ý chuyển giao các chức năng chính quyền tại vùng lãnh thổ này cho chính quyền dân tộc Palestines của Tổng thống Abbas theo thỏa thuận ngày 19/9 tại Cairo do phía Ai Cập làm trung gian hòa giải.
Hồi tuần trước, Tổng thống Abbas đã cử Thủ tướng Chính phủ đoàn kết Palestine Rami Hamdallah cùng các quan chức trong nội các và người đứng đầu cơ quan an ninh Palestine tới Dải Gaza để tiếp quản quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này từ tay phong trào Hamas.
Sau cuộc xung đột bùng phát giữa hai phe vào năm 2007, Hamas kiểm soát dải Gaza trong khi đảng Fatah đứng đầu chính quyền hoạt động ở Bờ Tây. Nhiều nỗ lực hòa giải giữa hai phong trào chính trị chủ chốt của Palestine đã thất bại. Kể từ tháng 3/2009, Ai Cập đứng ra làm trung gian đàm phán hòa giải giữa hai phe phái này.
Thỏa thuận hòa giải do Ai Cập soạn thảo năm 2009 được cả Hamas và Fatah thông qua vào tháng 5/2011, sau các cuộc biểu tình của người Palestine nhằm khôi phục sự thống nhất giữa các phe phái chính trị Palestine sau bốn năm xung đột./.
(TTXVN/VIETNAM+)