Ngày 21/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẽ kiểm soát quyền lực của cơ quan lập pháp vùng Catalonia, giải tán chính quyền khu vực và tiến hành bầu cử sớm trong 6 tháng tại đây nhằm ngăn chặn kế hoạch tách khỏi Tây Ban Nha của khu vực tự trị này.
Ngày 21/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẽ kiểm soát quyền lực của cơ quan lập pháp vùng Catalonia, giải tán chính quyền khu vực và tiến hành bầu cử sớm trong 6 tháng tại đây nhằm ngăn chặn kế hoạch tách khỏi Tây Ban Nha của khu vực tự trị này.
Phát biểu sau cuộc họp nội các khẩn cấp cùng ngày, Thủ tướng Rajoy cho biết Chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra quyết định chưa từng có tiền lệ này nhằm đảm bảo tính trung lập của các cơ quan khu vực, khả năng vận hành của các dịch vụ công và hoạt động kinh tế, cũng như việc bảo vệ quyền lợi của toàn bộ người dân.
Ông nhấn mạnh rằng Madrid không có sự lựa chọn nào khác bởi chính quyền khu vực tự trị Catalonia đã hành động một cách "đơn phương, đi ngược lại luật pháp và tìm kiếm sự đối đầu" khi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho khu vực tự trị này.
Dự kiến Thượng viện Tây Ban Nha sẽ bỏ phiếu thông qua các biện pháp này vào ngày 27/10 tới.
Trước đó, tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels ngày 20/10, Thủ tướng Rajoy tuyên bố chính phủ nước này đã đến "điểm tới hạn" trong khi tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp chấm dứt ý đồ ly khai của vùng tự trị Catalonia.
Theo nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, những biện pháp nhằm áp đặt quyền điều hành trực tiếp đối với vùng Catalonia dựa trên điều khoản 155 chưa từng được sử dụng trong Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong 4 thập kỷ, chính quyền Madrid sử dụng Hiến pháp để giải tán chính quyền khu vực và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm.
Cuộc trưng cầu ý dân trái phép đòi độc lập của Catalonia ngày 1/10 đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ sau khi nền dân chủ được tái lập năm 1975.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha ngày 17/10 tuyên bố luật trưng cầu ý dân về độc lập của Catalonia là vô giá trị.
Cùng ngày, trang chủ của Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã bị sập do bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Mặc dù trước đó, nhóm Anonymous cảnh báo sẽ tiến hành tấn công mạng do cuộc khủng hoảng tại Catalonia, song vẫn chưa thể xác nhận nguồn gốc vụ tấn công này. Toàn bộ hệ thống IT còn lại của tòa án vẫn hoạt động bình thường./.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông nhấn mạnh rằng Madrid không có sự lựa chọn nào khác bởi chính quyền khu vực tự trị Catalonia đã hành động một cách "đơn phương, đi ngược lại luật pháp và tìm kiếm sự đối đầu" khi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về độc lập cho khu vực tự trị này.
Dự kiến Thượng viện Tây Ban Nha sẽ bỏ phiếu thông qua các biện pháp này vào ngày 27/10 tới.
Trước đó, tại một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels ngày 20/10, Thủ tướng Rajoy tuyên bố chính phủ nước này đã đến "điểm tới hạn" trong khi tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp chấm dứt ý đồ ly khai của vùng tự trị Catalonia.
Theo nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, những biện pháp nhằm áp đặt quyền điều hành trực tiếp đối với vùng Catalonia dựa trên điều khoản 155 chưa từng được sử dụng trong Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978.
Đây sẽ là lần đầu tiên trong 4 thập kỷ, chính quyền Madrid sử dụng Hiến pháp để giải tán chính quyền khu vực và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm.
Cuộc trưng cầu ý dân trái phép đòi độc lập của Catalonia ngày 1/10 đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ sau khi nền dân chủ được tái lập năm 1975.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha ngày 17/10 tuyên bố luật trưng cầu ý dân về độc lập của Catalonia là vô giá trị.
Cùng ngày, trang chủ của Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã bị sập do bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Mặc dù trước đó, nhóm Anonymous cảnh báo sẽ tiến hành tấn công mạng do cuộc khủng hoảng tại Catalonia, song vẫn chưa thể xác nhận nguồn gốc vụ tấn công này. Toàn bộ hệ thống IT còn lại của tòa án vẫn hoạt động bình thường./.
(TTXVN/VIETNAM+)