Ngày 23/10, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nhận định thỏa thuận hạt nhân Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), vẫn sẽ được duy trì ngay cả khi Mỹ không tiếp tục công nhận thỏa thuận này.
Ngày 23/10, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nhận định thỏa thuận hạt nhân Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), vẫn sẽ được duy trì ngay cả khi Mỹ không tiếp tục công nhận thỏa thuận này.
Nhận định trên được Ngoại trưởng Anh đưa ra trong một bài phát biểu về quan hệ đối ngoại ở thủ đô London, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/10 đã từ chối xác nhận Tehran tuân thủ JCPOA, bất chấp việc các giám sát viên quốc tế khẳng định Tehran nghiêm túc thực thi thỏa thuận này.
Đây là một tín hiệu cho thấy ông chủ Nhà Trắng đang hướng tới cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày - kể từ khi ông Trump đưa ra tuyên bố trên - để xem xét quyết định có áp đặt trở lại các biện pháp cấm vận vốn đã được dỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân hay không.
Mặc dù cùng chia sẻ quan ngại với Mỹ, một số cường quốc phương Tây cho rằng nên đối thoại để giải quyết và cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực nếu Washington hủy bỏ JCPOA hoặc áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt.
Cũng trong ngày 23/10, phát biểu một sự kiện của Liên hợp quốc, Đại sứ Mỹ về giải trừ quân bị Robert Wood tuyên bố Washington sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận JCPOA, đồng thời kiểm soát chặt chẽ Iran và buộc nước này phải chịu trách nhiệm đối với từng đề mục trong thỏa thuận này.
Trước đó hai ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi khẳng định chương trình tên lửa của Iran nhằm mục đích tự vệ, chính vì vậy những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân được Tehran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) ký năm 2015 không áp dụng cho chương trình này. Ông nhấn mạnh Iran sẽ không theo đuổi việc sở hữu hay phát triển vũ khí hạt nhân./.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson. (Nguồn: Guardian) |
Đây là một tín hiệu cho thấy ông chủ Nhà Trắng đang hướng tới cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày - kể từ khi ông Trump đưa ra tuyên bố trên - để xem xét quyết định có áp đặt trở lại các biện pháp cấm vận vốn đã được dỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân hay không.
Mặc dù cùng chia sẻ quan ngại với Mỹ, một số cường quốc phương Tây cho rằng nên đối thoại để giải quyết và cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực nếu Washington hủy bỏ JCPOA hoặc áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt.
Cũng trong ngày 23/10, phát biểu một sự kiện của Liên hợp quốc, Đại sứ Mỹ về giải trừ quân bị Robert Wood tuyên bố Washington sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận JCPOA, đồng thời kiểm soát chặt chẽ Iran và buộc nước này phải chịu trách nhiệm đối với từng đề mục trong thỏa thuận này.
Trước đó hai ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi khẳng định chương trình tên lửa của Iran nhằm mục đích tự vệ, chính vì vậy những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân được Tehran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) ký năm 2015 không áp dụng cho chương trình này. Ông nhấn mạnh Iran sẽ không theo đuổi việc sở hữu hay phát triển vũ khí hạt nhân./.
(TTXVN/VIETNAM+)