Hãng tin Sputnik ngày 3/8 cho biết nhiều nhà phân tích cho rằng mặc dù lưỡng đảng (Dân chủ và Cộng hòa) ở Mỹ đã gây sức ép buộc Tổng thống Donald Trump phê chuẩn các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng ông Trump dường như không để ý đến những lời kêu gọi về một quan điểm đối đầu cứng rắn hơn với Moskva, thậm chí có thể còn tìm cách nhanh chóng hàn gắn mối quan hệ này.
Hãng tin Sputnik ngày 3/8 cho biết nhiều nhà phân tích cho rằng mặc dù lưỡng đảng (Dân chủ và Cộng hòa) ở Mỹ đã gây sức ép buộc Tổng thống Donald Trump phê chuẩn các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng ông Trump dường như không để ý đến những lời kêu gọi về một quan điểm đối đầu cứng rắn hơn với Moskva, thậm chí có thể còn tìm cách nhanh chóng hàn gắn mối quan hệ này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một sự kiện ở Hamburg, Đức ngày 7/7. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông Buckley nói: “Chính quyền đang tiến hành một sự nhượng bộ mang tính chiến lược về vấn đề này.”
Sau khi Tổng thống Mỹ phê chuẩn dự luật này ngày 2/8, các nghị sỹ Mỹ của cả 2 đảng này đã bày tỏ quan ngại về sự dè dặt của ông Trump và cáo buộc Nhà Trắng có thể sẽ không tuân theo các quy định có liên quan tới Nga trong dự luật.
Ông Buckley cho rằng ông Trump dường như sẽ không để ý tới những ý kiến đó.
Vị giáo sư phân tích rằng Tổng thống Trump đã cho thấy bản thân ông có khả năng đưa ra những hành động dứt khoát và bất ngờ một cách rất nhanh chóng về các vấn đề chủ chốt, và nhà lãnh đạo Mỹ dường như sẽ tìm kiếm những cơ hội để cải thiện quan hệ với Moskva.
Trong khi đó, giáo sư về các vấn đề quốc tế thuộc trường Đại học Pittsburgh Michael Brenner nói rằng mặc dù chỉ trích dự luật trừng phạt mới, nhưng bằng việc phê chuẩn dự luật này, ông Trump đã thực sự chấp nhận rằng ông không có toàn quyền trong việc cải thiện quan hệ với Nga.
Ông Brenner nói: “Giờ đây, cơ hội để tránh một quan điểm đối đầu đã mất đi.”
Giáo sư Brenner giải thích ông Trump đã luôn đơn độc trong vòng quay chính trị tại Washington và trong việc xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ với mong muốn về mối hệ tốt đẹp với Nga.
Tuy nhiên, ông Brenner cũng đồng tình rằng Tổng thống Mỹ thật lòng muốn ngăn chặn việc gây ra những căng thẳng mới với Moskva hoặc khiến cho quan hệ song phương ngày càng xấu đi.
Hồi tuần trước, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trừng phạt trên bất chấp việc Tổng thống Trump phản đối dự luật này. Đây được xem là dự luật về chính sách đối ngoại lớn đầu tiên được Quốc hội Mỹ phê chuẩn dưới thời Tổng thống Donald Trump. Dự luật trên đã làm bùng phát căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ
(VIETNAM+)