Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc nhất trí gây sức ép lớn hơn với Triều Tiên

03:08, 07/08/2017

Hãng Kyodo đưa tin ngày 7/8, ngoại trưởng ba nước Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc hội đàm ba bên tại thủ đô Manila của Philippines với mục tiêu gây "sức ép tối đa" với Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình.

Hãng Kyodo đưa tin ngày 7/8, ngoại trưởng ba nước Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc hội đàm ba bên tại thủ đô Manila của Philippines với mục tiêu gây “sức ép tối đa” với Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình.

Một vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Một vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha diễn ra hai ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua các lệnh trừng phạt mới lên Triều Tiên để đáp trả hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng trước của nước này.

Đối mặt với mối đe dọa gia tăng từ Triều Tiên, ngoại trưởng ba nước có khả năng gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ hành động khiêu khích, và tiến hành các bước đi cần thiết để nước này quay trở lại đối thoại nghiêm túc với Mỹ và các cường quốc khu vực về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Thêm vào đó, ngoại trưởng ba nước có thể khẳng định việc gây sức ép lớn hơn, thay vì các cuộc đối thoại, là việc cần làm ngay lập tức để buộc Triều Tiên có hành động cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa.

Các ngoại trưởng cũng được cho là sẽ hối thúc các nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó có Trung Quốc và Nga, thực thi đầy đủ nghị quyết trừng phạt mới mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua hôm 5/8 nhằm ngăn nguồn ngoại tệ đổ vào Triều Tiên.

Cuộc hội đàm ba bên nói trên diễn ra trước thềm Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn an ninh với sự tham dự của đại diện 27 nước, trong đó có các ngoại trưởng Trung Quốc, Nga và Triều Tiên tại thủ đô Manila của Philippines./.

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều