Khu vực Trung Đông, vốn không yên ả với một loạt cuộc khủng hoảng còn đang bế tắc cũng như mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan, nay lại chứng kiến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng khi một loạt nước Arab và vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Khu vực Trung Đông, vốn không yên ả với một loạt cuộc khủng hoảng còn đang bế tắc cũng như mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan, nay lại chứng kiến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng khi một loạt nước Arab và vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Sóng gió mới nổi lên trong quan hệ giữa các quốc gia Arab và vùng Vịnh, nếu không được dập tắt nhanh chóng, có thể đẩy cả Trung Đông vào một giai đoạn phức tạp mới.
Động thái của 6 quốc gia Arab và vùng Vịnh, gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Yemen và chính phủ Libya (được quốc tế công nhận) đồng loạt chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar chỉ trong vòng vài giờ trong ngày 5/6 có thể coi là "giọt nước tràn ly," bởi mối bất hòa giữa Doha với các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), nòng cốt là Saudi Arabia, cùng với Ai Cập vốn dĩ đã "âm ỉ" trong thời gian dài.
Các nước Arab và vùng Vịnh lâu nay cáo buộc Qatar hỗ trợ về chính trị, truyền thông và tài chính cho các nhóm đối địch ở nhiều nước cũng như các tổ chức khủng bố, cực đoan tại Libya, Ai Cập, Syria, Yemen và Tunisia, trải dài tới tận Trung Á, Bắc Phi và vùng Sừng châu Phi, với mục tiêu “gây bất ổn và mở rộng ảnh hưởng” trong khu vực.
Nguồn gốc sâu xa của mối bất hòa này còn do quan điểm của chính quyền Qatar ủng hộ Iran, do hai nước có sự hợp tác kinh tế sâu rộng và hai bên cùng chia sẻ trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới.
Sự bất bình của các nước vùng Vịnh đối với Qatar càng gia tăng gần đây, khi Quốc vương nước này Tamim bin Hamad Al Thani được cho là đã lên tiếng chỉ trích tâm lý chống Iran đang gia tăng trong khu vực. Dù Doha sau đó phủ nhận và thông báo rằng tin tặc đã tấn công trang mạng của hãng thông tấn Al-Jareeza và đưa ra thông tin sai lệnh, tuy nhiên, lời giải thích của Qatar vẫn "chọc giận" các nước GCC, nhất là khi tại hội nghị cấp cao Mỹ-Arab-Hồi giáo mới đây nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Đông, hãng thông tấn Qatar đã công bố bài phát biểu nhân danh đại diện thủ lĩnh Hồi giáo của nước này, nhiệt liệt tán thành việc xây dựng quan hệ với Iran, ngược hẳn với quan điểm của Saudi Arabia và nhiều nước khu vực
Đỉnh điểm của mối quan hệ vốn "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" là những tuyên bố và cam kết của Quốc vương Al Thani gần gũi với Iran khi ông có cuộc điện đàm với Tổng thống tái cử Iran Hassan Rouhani hôm 27/5. Trong cuộc điện đàm, Quốc vương Al Thani đã ca ngợi mối quan hệ lịch sử và sâu sắc với Iran, đồng thời bày tỏ mong muốn mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Những phát biểu của ông al-Thani về Iran đã làm cho các nước GCC, nhất là Saudi Arabia - quốc gia luôn đối địch với Iran - không thể kiên nhẫn hơn.
Ngay sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Iran và Qatar, truyền thông chính thống của Saudi Arabia đã gay gắt cáo buộc Qatar “không tôn trọng” các nguyên tắc của GCC và “phản bội” các nước Arab vùng Vịnh khi muốn tăng cường quan hệ với Iran, một địch thủ mà lâu nay GCC muốn cô lập. Nhất là thời gian gần đây, khi Iran từng bước khôi phục và gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, thể hiện qua việc tăng cường can dự vào các điểm nóng như Syria và Yemen, các nước GCC, đứng đầu là Saudi Arabia, đã liên tiếp lên tiếng phảm đối.
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là bước đi đã được cân nhắc kỹ của các nước Arab và vùng Vịnh, với mục tiêu then chốt là buộc Doha phải điều chỉnh "lập trường và chính sách" của mình.
Kèm theo tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao, các quốc gia Arab và vùng Vịnh cũng đã yêu cầu công dân Qatar trở về nước trong vòng 2 tuần, đồng thời cấm tất cả các chuyến bay đến và đi từ nước này. Giao thông đường biển và đường hàng không giữa Qatar và các nước vùng Vịnh cũng bị tạm dừng.
Các nước GCC đã nhắc lại các điều khoản trong Tuyên bố Riyadh năm 2014 mà Qatar phải tuân thủ, bao gồm cả yêu cầu cô lập Iran và chấm dứt tất cả các hình thức hỗ trợ đối với tổ chức “Anh em Hồi giáo” vốn bị nhiều nước khu vực coi là khủng bố ....
Qatar cũng có phản ứng gay gắt ngay lập tức, coi những cáo buộc nhằm vào nước này là vô căn cứ, đồng thời khẳng định các biện pháp cắt đứt quan hệ nói trên là không công bằng và là một sự "vi phạm chủ quyền” đối với Doha.
Bước leo thang ngoại giao giữa các nước đang ngày càng “nóng”, đe dọa đẩy khu vực vào một viễn cảnh phức tạp hơn, thậm chí làm trầm trọng thêm những cuộc khủng hoảng chưa có lối thoát ở Trung Đông-Bắc Phi, như cuộc chiến tranh ở Syria, Yemen, xung đột ở Libya… Mặc dù nguy cơ về một cuộc “chiến tranh vùng Vịnh” mới khó có thể xảy ra, song tình trạng mất đoàn kết trong các nước Arab và vùng Vịnh sẽ làm suy yếu những nỗ lực giải quyết các vấn đề nóng tại đây và đặc biệt ảnh hưởng tới cuộc chiến chống khủng bố. Xung đột ngoại giao sẽ đẩy Qatar vào thế cô lập cả về ngoại giao và kinh tế trong khu vực, trong khi những quốc gia liên quan cũng khó tránh bị ảnh hưởng.
Căng thẳng ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh cũng đang khiến Mỹ khó xử, bởi Qatar hiện là nơi đặt căn cứ không quân Al Udeid lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, với khoảng 10.000 quân. Là quốc gia nhỏ bé, nhưng Qatar nằm ở vị trí chiến lược ở vùng Vịnh và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị khu vực. Mỹ và Qatar có quan hệ kinh tế khá tốt và hãng hàng không Qatar Airways ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing của Mỹ với trị giá lên tới 18,6 tỷ USD hồi tháng 10/2016. Qatar cũng là một thị trường vũ khí đáng kể của Mỹ tại Trung Đông. Hơn nữa, Washington đang muốn duy trì mối quan hệ đồng minh với tất cả các nước Arab vùng Vịnh, nhất là sau khi đã thiết lập được một liên minh các nước khu vực tham gia chống khủng bố cùng với Mỹ sau chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Donald Trump tới Trung Đông.
Với tính chất phức tạp hiện nay, có thể thấy cuộc khủng hoảng ngoại giao tại Trung Đông khó có thể giải quyết trong "một sớm, một chiều," nhất là khi nguyên nhân đích thực của sự đổ vỡ quan hệ này có lẽ còn sâu xa hơn và nội tình còn phức tạp hơn những ngôn từ được các nước Arab công bố chính thức. Trong khi đó, ngoài việc không muốn gò mình trong một "khuôn khổ chính trị" do các nước GCC áp đặt, Qatar cũng không thể từ bỏ các lợi ích kinh tế của mình tuân theo chủ trương của các nước Arab vùng Vịnh cô lập Iran.
Qatar và Iran hiện đang khai thác chung mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Doha nhiều lần tuyên bố không muốn gây gây căng thẳng với Iran, đồng mong muốn Tehran và các nước Arab vùng Vịnh giải quyết bất đồng thông qua thương lượng. Qatar cũng muốn thể hiện vai trò trung lập trong các vấn đề khu vực, đặc biệt không muốn giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực bằng vũ lực. Ở thời điểm hiện tại, nỗ lực "hòa giải" của Kuwait liên quan đến xung đột ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh với Qatar dường như khó mang lại kết quả.
Cả vùng Vịnh đang ngập tràn những “con sóng dữ” có thể nhấn chìm khu vực Trung Đông trong vòng xoáy xung đột mới. Để có thể thu hẹp bất đồng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar chỉ có cách phải kiềm chế và kiên nhẫn tìm hướng giải quyết thông qua đối thoại, mà trước hết là xây dựng lòng tin vững chắc về chính trị trước khi tiến tới nhận thức chung trong các vấn đề khu vực. /.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) |
Động thái của 6 quốc gia Arab và vùng Vịnh, gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Yemen và chính phủ Libya (được quốc tế công nhận) đồng loạt chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar chỉ trong vòng vài giờ trong ngày 5/6 có thể coi là "giọt nước tràn ly," bởi mối bất hòa giữa Doha với các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), nòng cốt là Saudi Arabia, cùng với Ai Cập vốn dĩ đã "âm ỉ" trong thời gian dài.
Các nước Arab và vùng Vịnh lâu nay cáo buộc Qatar hỗ trợ về chính trị, truyền thông và tài chính cho các nhóm đối địch ở nhiều nước cũng như các tổ chức khủng bố, cực đoan tại Libya, Ai Cập, Syria, Yemen và Tunisia, trải dài tới tận Trung Á, Bắc Phi và vùng Sừng châu Phi, với mục tiêu “gây bất ổn và mở rộng ảnh hưởng” trong khu vực.
Nguồn gốc sâu xa của mối bất hòa này còn do quan điểm của chính quyền Qatar ủng hộ Iran, do hai nước có sự hợp tác kinh tế sâu rộng và hai bên cùng chia sẻ trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới.
Sự bất bình của các nước vùng Vịnh đối với Qatar càng gia tăng gần đây, khi Quốc vương nước này Tamim bin Hamad Al Thani được cho là đã lên tiếng chỉ trích tâm lý chống Iran đang gia tăng trong khu vực. Dù Doha sau đó phủ nhận và thông báo rằng tin tặc đã tấn công trang mạng của hãng thông tấn Al-Jareeza và đưa ra thông tin sai lệnh, tuy nhiên, lời giải thích của Qatar vẫn "chọc giận" các nước GCC, nhất là khi tại hội nghị cấp cao Mỹ-Arab-Hồi giáo mới đây nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Đông, hãng thông tấn Qatar đã công bố bài phát biểu nhân danh đại diện thủ lĩnh Hồi giáo của nước này, nhiệt liệt tán thành việc xây dựng quan hệ với Iran, ngược hẳn với quan điểm của Saudi Arabia và nhiều nước khu vực
Đỉnh điểm của mối quan hệ vốn "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" là những tuyên bố và cam kết của Quốc vương Al Thani gần gũi với Iran khi ông có cuộc điện đàm với Tổng thống tái cử Iran Hassan Rouhani hôm 27/5. Trong cuộc điện đàm, Quốc vương Al Thani đã ca ngợi mối quan hệ lịch sử và sâu sắc với Iran, đồng thời bày tỏ mong muốn mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Những phát biểu của ông al-Thani về Iran đã làm cho các nước GCC, nhất là Saudi Arabia - quốc gia luôn đối địch với Iran - không thể kiên nhẫn hơn.
Ngay sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Iran và Qatar, truyền thông chính thống của Saudi Arabia đã gay gắt cáo buộc Qatar “không tôn trọng” các nguyên tắc của GCC và “phản bội” các nước Arab vùng Vịnh khi muốn tăng cường quan hệ với Iran, một địch thủ mà lâu nay GCC muốn cô lập. Nhất là thời gian gần đây, khi Iran từng bước khôi phục và gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, thể hiện qua việc tăng cường can dự vào các điểm nóng như Syria và Yemen, các nước GCC, đứng đầu là Saudi Arabia, đã liên tiếp lên tiếng phảm đối.
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar là bước đi đã được cân nhắc kỹ của các nước Arab và vùng Vịnh, với mục tiêu then chốt là buộc Doha phải điều chỉnh "lập trường và chính sách" của mình.
Kèm theo tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao, các quốc gia Arab và vùng Vịnh cũng đã yêu cầu công dân Qatar trở về nước trong vòng 2 tuần, đồng thời cấm tất cả các chuyến bay đến và đi từ nước này. Giao thông đường biển và đường hàng không giữa Qatar và các nước vùng Vịnh cũng bị tạm dừng.
Các nước GCC đã nhắc lại các điều khoản trong Tuyên bố Riyadh năm 2014 mà Qatar phải tuân thủ, bao gồm cả yêu cầu cô lập Iran và chấm dứt tất cả các hình thức hỗ trợ đối với tổ chức “Anh em Hồi giáo” vốn bị nhiều nước khu vực coi là khủng bố ....
Qatar cũng có phản ứng gay gắt ngay lập tức, coi những cáo buộc nhằm vào nước này là vô căn cứ, đồng thời khẳng định các biện pháp cắt đứt quan hệ nói trên là không công bằng và là một sự "vi phạm chủ quyền” đối với Doha.
Bước leo thang ngoại giao giữa các nước đang ngày càng “nóng”, đe dọa đẩy khu vực vào một viễn cảnh phức tạp hơn, thậm chí làm trầm trọng thêm những cuộc khủng hoảng chưa có lối thoát ở Trung Đông-Bắc Phi, như cuộc chiến tranh ở Syria, Yemen, xung đột ở Libya… Mặc dù nguy cơ về một cuộc “chiến tranh vùng Vịnh” mới khó có thể xảy ra, song tình trạng mất đoàn kết trong các nước Arab và vùng Vịnh sẽ làm suy yếu những nỗ lực giải quyết các vấn đề nóng tại đây và đặc biệt ảnh hưởng tới cuộc chiến chống khủng bố. Xung đột ngoại giao sẽ đẩy Qatar vào thế cô lập cả về ngoại giao và kinh tế trong khu vực, trong khi những quốc gia liên quan cũng khó tránh bị ảnh hưởng.
Căng thẳng ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh cũng đang khiến Mỹ khó xử, bởi Qatar hiện là nơi đặt căn cứ không quân Al Udeid lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, với khoảng 10.000 quân. Là quốc gia nhỏ bé, nhưng Qatar nằm ở vị trí chiến lược ở vùng Vịnh và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị khu vực. Mỹ và Qatar có quan hệ kinh tế khá tốt và hãng hàng không Qatar Airways ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing của Mỹ với trị giá lên tới 18,6 tỷ USD hồi tháng 10/2016. Qatar cũng là một thị trường vũ khí đáng kể của Mỹ tại Trung Đông. Hơn nữa, Washington đang muốn duy trì mối quan hệ đồng minh với tất cả các nước Arab vùng Vịnh, nhất là sau khi đã thiết lập được một liên minh các nước khu vực tham gia chống khủng bố cùng với Mỹ sau chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Donald Trump tới Trung Đông.
Với tính chất phức tạp hiện nay, có thể thấy cuộc khủng hoảng ngoại giao tại Trung Đông khó có thể giải quyết trong "một sớm, một chiều," nhất là khi nguyên nhân đích thực của sự đổ vỡ quan hệ này có lẽ còn sâu xa hơn và nội tình còn phức tạp hơn những ngôn từ được các nước Arab công bố chính thức. Trong khi đó, ngoài việc không muốn gò mình trong một "khuôn khổ chính trị" do các nước GCC áp đặt, Qatar cũng không thể từ bỏ các lợi ích kinh tế của mình tuân theo chủ trương của các nước Arab vùng Vịnh cô lập Iran.
Qatar và Iran hiện đang khai thác chung mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, Doha nhiều lần tuyên bố không muốn gây gây căng thẳng với Iran, đồng mong muốn Tehran và các nước Arab vùng Vịnh giải quyết bất đồng thông qua thương lượng. Qatar cũng muốn thể hiện vai trò trung lập trong các vấn đề khu vực, đặc biệt không muốn giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực bằng vũ lực. Ở thời điểm hiện tại, nỗ lực "hòa giải" của Kuwait liên quan đến xung đột ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh với Qatar dường như khó mang lại kết quả.
Cả vùng Vịnh đang ngập tràn những “con sóng dữ” có thể nhấn chìm khu vực Trung Đông trong vòng xoáy xung đột mới. Để có thể thu hẹp bất đồng, các quốc gia Arab vùng Vịnh và Qatar chỉ có cách phải kiềm chế và kiên nhẫn tìm hướng giải quyết thông qua đối thoại, mà trước hết là xây dựng lòng tin vững chắc về chính trị trước khi tiến tới nhận thức chung trong các vấn đề khu vực. /.
(TTXVN/VIETNAM+)