Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố quyết định rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi giúp ông hiện thực hóa cam kết tranh cử song sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất.
Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố quyết định rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi giúp ông hiện thực hóa cam kết tranh cử song sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất.
Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump tuyên bố: “Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả bảo vệ đất nước và người dân Mỹ, tôi quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu."
Tuy nhiên, ông Trump khẳng định Washington sẽ xúc tiến các cuộc thương lượng để tham gia một thỏa thuận khác công bằng hơn đối với nước Mỹ. Nhà Trắng trước đó 1 ngày đã thông báo với Quốc hội Mỹ về quyết định trên.
Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence cũng trực tiếp gọi điện cho các nhà lãnh đạo tại Đồi Capitol để thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ bước đi này. Rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là một trong những cam kết tranh cử quan trọng của Tổng thống Donald Trump.
Nhà Trắng coi đây là “một hiệp định tồi” vì cho rằng hiệp định này bất công đối với Mỹ, góp phần cướp công ăn việc làm của người lao động Mỹ và gây tổn thương cho những người nộp thuế tại Mỹ.
Những người ủng hộ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu cảnh báo quyết định của Tổng thống Trump có nguy cơ khiến Mỹ bị cô lập trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất, đồng thời tạo cơ hội cho các nước khác như Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này.
Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tuần trước tại Italy cũng bị phủ bóng đen vì vấn đề Mỹ từ chối tuân thủ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Quyết định này của Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của các đồng minh và đối tác lớn như Đức, Anh và Nhật Bản.
Giới phân tích cho rằng bước đi này một lần nữa thể hiện quan điểm chính sách của Tổng thống Trump là coi “Nước Mỹ trên hết." Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Junker tuyên bố “cựu lục địa” sẵn sàng giữ vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu Mỹ rút khỏi hiệp định.
Ngay sau khi Tổng thống Trump công bố quyết định trên, cựu Tổng thống Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích khi cho rằng rút Mỹ khỏi hiệp định là hành động “bác bỏ tương lai” của chính nước Mỹ.
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, mà cựu Tổng thống Obama ký tham gia năm 2015, bao gồm 195 nước thành viên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn bản quốc tế nhận được tham gia mạnh mẽ và đông đảo như vậy, minh chứng cho sự ủng hộ đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề khí hậu.
Hiệp định này qui định tất cả các nước thành viên phải đề ra một mục tiêu rõ ràng nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo qui định, một nước thành viên có thể chính thức rút khỏi hiệp định sớm nhất là tháng 11/2020. Đây cũng là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống lần tới tại Mỹ./.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, ông Trump khẳng định Washington sẽ xúc tiến các cuộc thương lượng để tham gia một thỏa thuận khác công bằng hơn đối với nước Mỹ. Nhà Trắng trước đó 1 ngày đã thông báo với Quốc hội Mỹ về quyết định trên.
Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence cũng trực tiếp gọi điện cho các nhà lãnh đạo tại Đồi Capitol để thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ bước đi này. Rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là một trong những cam kết tranh cử quan trọng của Tổng thống Donald Trump.
Nhà Trắng coi đây là “một hiệp định tồi” vì cho rằng hiệp định này bất công đối với Mỹ, góp phần cướp công ăn việc làm của người lao động Mỹ và gây tổn thương cho những người nộp thuế tại Mỹ.
Những người ủng hộ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu cảnh báo quyết định của Tổng thống Trump có nguy cơ khiến Mỹ bị cô lập trong các nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất, đồng thời tạo cơ hội cho các nước khác như Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này.
Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tuần trước tại Italy cũng bị phủ bóng đen vì vấn đề Mỹ từ chối tuân thủ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Quyết định này của Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của các đồng minh và đối tác lớn như Đức, Anh và Nhật Bản.
Giới phân tích cho rằng bước đi này một lần nữa thể hiện quan điểm chính sách của Tổng thống Trump là coi “Nước Mỹ trên hết." Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Junker tuyên bố “cựu lục địa” sẵn sàng giữ vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu Mỹ rút khỏi hiệp định.
Ngay sau khi Tổng thống Trump công bố quyết định trên, cựu Tổng thống Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích khi cho rằng rút Mỹ khỏi hiệp định là hành động “bác bỏ tương lai” của chính nước Mỹ.
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, mà cựu Tổng thống Obama ký tham gia năm 2015, bao gồm 195 nước thành viên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một văn bản quốc tế nhận được tham gia mạnh mẽ và đông đảo như vậy, minh chứng cho sự ủng hộ đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề khí hậu.
Hiệp định này qui định tất cả các nước thành viên phải đề ra một mục tiêu rõ ràng nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo qui định, một nước thành viên có thể chính thức rút khỏi hiệp định sớm nhất là tháng 11/2020. Đây cũng là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống lần tới tại Mỹ./.
(TTXVN/VIETNAM+)