Các bộ trưởng trong Chính phủ Syria thừa nhận rằng nền kinh tế nước này đang trong giai đoạn hết sức khó khăn và có nguy cơ sụp đổ, với sản lượng dầu đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua, xuất khẩu phân lân bị ngưng hoàn toàn và sản lượng điện giảm mạnh.
Các bộ trưởng trong Chính phủ Syria thừa nhận rằng nền kinh tế nước này đang trong giai đoạn hết sức khó khăn và có nguy cơ sụp đổ, với sản lượng dầu đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua, xuất khẩu phân lân bị ngưng hoàn toàn và sản lượng điện giảm mạnh.
Phát biểu tại một hội nghị với chủ đề "Chiến tranh Syria: Những thách thức và cơ hội" do Hội Hữu nghị Anh-Syria có trụ sở tại Damascus tổ chức trong tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Syria Ali Ghanem thông báo: "Chiến tranh đã hủy hoại tất cả các nguồn lực kinh tế, trong đó dầu mỏ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chúng tôi đã từng sản xuất và xuất khẩu xăng dầu, nhưng hiện nay đất nước chúng tôi phải nhập khẩu các mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước."
Theo ông Ghanem, sản lượng dầu thô của Syria đã giảm 98% trong giai đoạn 2010 - 2017, từ 385.000 thùng/ngày xuống còn 8.000 thùng/ngày hiện nay.
Chính phủ Syria đã mất quyền kiểm soát nhiều mỏ dầu và khí đốt quan trọng nhất về tay lực lượng phiến quân, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoặc các chiến binh người Kurd.
Sản lượng khí đốt tự nhiên đã giảm 52%, từ mức 21 triệu m3/ngày năm 2010 xuống còn 9 triệu m3/ngày năm 2017. Trước năm 2011, Syria từng là nước xuất khẩu phân lân lớn thứ 5 thế giới, với sản lượng 3,5 triệu tấn mỗi năm nhưng con số này hiện bằng 0.
Ông Ghanem nói rằng những chiến thắng gần đây của quân chính phủ, trong đó có việc tái chiếm mỏ dầu Shaer hồi tháng trước, đã đem lại hy vọng. Người đứng đầu Bộ Năng lượng Syria dự đoán sản lượng dầu thô của nước này sẽ tăng nhẹ trong vài tháng tới lên khoảng 12.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng khí đốt có thể đạt 11,5 triệu m3/ngày.
Ông Ghanem cũng hy vọng hoạt động sản xuất phân lân có thể được nối lại vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Bộ Điện lực Syria Mohammed Zuhair Kharboutli cho biết, sản lượng điện có thể đáp ứng 97% nhu cầu trong nước ở thời điểm trước chiến tranh, song sự sụt giảm mạnh về sản lượng khí đột và dầu mỏ đã tạo hiệu ứng xấu đối với các nhà máy phát điện. Do đó, sản lượng hiện chỉ đáp ứng 27% nhu cầu do thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Các nhà máy điện của Syria từng đạt sản lượng phát điện khoảng 49 tỷ KWh trước chiến tranh, nhưng con số này đã giảm xuống còn 19 tỷ KWh hiện nay.
Ông Kharboutli ước tính tổng thiệt hại của ngành điện kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên tới 2.000 tỷ bảng Syria (hơn 3,8 tỷ USD)./.
Trẻ em Syria tại một lớp học tạm ở thành phố Aleppo ngày 18/5. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo ông Ghanem, sản lượng dầu thô của Syria đã giảm 98% trong giai đoạn 2010 - 2017, từ 385.000 thùng/ngày xuống còn 8.000 thùng/ngày hiện nay.
Chính phủ Syria đã mất quyền kiểm soát nhiều mỏ dầu và khí đốt quan trọng nhất về tay lực lượng phiến quân, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoặc các chiến binh người Kurd.
Sản lượng khí đốt tự nhiên đã giảm 52%, từ mức 21 triệu m3/ngày năm 2010 xuống còn 9 triệu m3/ngày năm 2017. Trước năm 2011, Syria từng là nước xuất khẩu phân lân lớn thứ 5 thế giới, với sản lượng 3,5 triệu tấn mỗi năm nhưng con số này hiện bằng 0.
Ông Ghanem nói rằng những chiến thắng gần đây của quân chính phủ, trong đó có việc tái chiếm mỏ dầu Shaer hồi tháng trước, đã đem lại hy vọng. Người đứng đầu Bộ Năng lượng Syria dự đoán sản lượng dầu thô của nước này sẽ tăng nhẹ trong vài tháng tới lên khoảng 12.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng khí đốt có thể đạt 11,5 triệu m3/ngày.
Ông Ghanem cũng hy vọng hoạt động sản xuất phân lân có thể được nối lại vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Bộ Điện lực Syria Mohammed Zuhair Kharboutli cho biết, sản lượng điện có thể đáp ứng 97% nhu cầu trong nước ở thời điểm trước chiến tranh, song sự sụt giảm mạnh về sản lượng khí đột và dầu mỏ đã tạo hiệu ứng xấu đối với các nhà máy phát điện. Do đó, sản lượng hiện chỉ đáp ứng 27% nhu cầu do thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Các nhà máy điện của Syria từng đạt sản lượng phát điện khoảng 49 tỷ KWh trước chiến tranh, nhưng con số này đã giảm xuống còn 19 tỷ KWh hiện nay.
Ông Kharboutli ước tính tổng thiệt hại của ngành điện kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên tới 2.000 tỷ bảng Syria (hơn 3,8 tỷ USD)./.
NGUYỄN TRƯỜNG (TTXVN/VIETNAM+)