Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, những người đang sinh sống tại "Lục địa Già."
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, những người đang sinh sống tại "Lục địa Già."
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu trong buổi mít tinh ngày 13/4 tại tỉnh Giresun nhằm vận động người dân bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi Hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân vào cuối tuần này.
Hãng tin Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan nhấn mạnh tương lai của châu Âu sẽ do 5 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, di cư đến châu Âu, định đoạt. Ông một lần nữa cáo buộc chính quyền các nước châu Âu có thái độ thù địch với người Hồi giáo.
Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vận động cho cuộc trưng cầu dân ý đã làm xói mòn mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với một số nước đồng minh châu Âu vốn không cho phép một số bộ trưởng trong chính quyền của ông Erdogan tổ chức các cuộc míttinh ở nước ngoài, vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tích cực tham gia cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm khi Tổng thống Erdogan chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phátxít.”
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Liên hợp quốc can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của nước này ngay trước thời điểm cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia tăng quyền lực cho Tổng thống Erdogan vào ngày 16/4 tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Huseyin Muftuoglu cho rằng việc Liên hợp quốc đưa ra thông cáo các hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan sau vụ đảo chính bất thành hồi năm ngoái là đáng lo ngại, và vào thời điểm hiện nay, đây là hành động cố ý, có mục đích chính trị.
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan cũng vừa tuyên bố nước này sẽ kéo dài việc áp đặt tình trạng khẩn cấp sau khi lệnh hiện nay hết hiệu lực vào tuần sau.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các phát biểu trên chỉ vài ngày trước thềm cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp với mục tiêu chuyển từ quốc gia theo chế độ nghị viện sang chế độ tập trung quyền lực cho tổng thống. Theo kết quả hai cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 13/4, phe "đồng ý" sửa đổi Hiến pháp sẽ giành chiến thắng sít sao trước phe phản đối./.
Trẻ em tị nạn Syria tại Ismetpasa, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Hãng tin Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan nhấn mạnh tương lai của châu Âu sẽ do 5 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, di cư đến châu Âu, định đoạt. Ông một lần nữa cáo buộc chính quyền các nước châu Âu có thái độ thù địch với người Hồi giáo.
Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vận động cho cuộc trưng cầu dân ý đã làm xói mòn mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với một số nước đồng minh châu Âu vốn không cho phép một số bộ trưởng trong chính quyền của ông Erdogan tổ chức các cuộc míttinh ở nước ngoài, vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tích cực tham gia cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm khi Tổng thống Erdogan chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phátxít.”
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Liên hợp quốc can thiệp vào công việc chính trị nội bộ của nước này ngay trước thời điểm cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia tăng quyền lực cho Tổng thống Erdogan vào ngày 16/4 tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Huseyin Muftuoglu cho rằng việc Liên hợp quốc đưa ra thông cáo các hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan sau vụ đảo chính bất thành hồi năm ngoái là đáng lo ngại, và vào thời điểm hiện nay, đây là hành động cố ý, có mục đích chính trị.
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan cũng vừa tuyên bố nước này sẽ kéo dài việc áp đặt tình trạng khẩn cấp sau khi lệnh hiện nay hết hiệu lực vào tuần sau.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các phát biểu trên chỉ vài ngày trước thềm cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp với mục tiêu chuyển từ quốc gia theo chế độ nghị viện sang chế độ tập trung quyền lực cho tổng thống. Theo kết quả hai cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 13/4, phe "đồng ý" sửa đổi Hiến pháp sẽ giành chiến thắng sít sao trước phe phản đối./.
(TTXVN/VIETNAM+)