Ngày 25/4, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã tiêu diệt khoảng 70 tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại khu vực Sinjar của Iraq và ở miền Bắc Syria trong một chiến dịch chống lại các nhóm khủng bố liên kết với đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Ngày 25/4, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã tiêu diệt khoảng 70 tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại khu vực Sinjar của Iraq và ở miền Bắc Syria trong một chiến dịch chống lại các nhóm khủng bố liên kết với đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Sự khác biệt về chính sách ở Syria đã gây ra bất đồng giữa Washington và Ankara.
Trong khi Mỹ coi các tay súng người Kurd ở Syria là lực lượng chống IS hiệu quả thì Ankara tuyên bố lực lượng này là một tổ chức khủng bố, có quan hệ với lực lượng người Kurd đang nổi dậy ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria nhằm đánh đuổi IS ra khỏi khu vực biên giới và ngăn chặn lực lượng người Kurd, liên minh giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria đã tiêu diệt 2.647 tay súng IS và 425 chiến binh người Kurd ở Syria.
Tuy nhiên, hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Sinjar của Iraq đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền trung ương Iraq khi cho rằng đây là "hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Iraq," ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực của Iraq và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngày 25/4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên tiếng biện hộ các hoạt động quân sự tại Iraq và Syria, khẳng định Ankara sẽ tiếp tục chiến dịch trên cho đến khi loại bỏ hoàn toàn các đối tượng khủng bố tại đây.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại Phủ Tổng thống ở Ankara, Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để khu vực Sinjar ở miền Bắc Iraq trở thành căn cứ của lực lượng dân quân đảng Công nhân người Kurd (PKK) và sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại đây cũng như khu vực miền Bắc Syria cho đến khi đối tượng khủng bố cuối cùng bị tiêu diệt. Hiện Ankara coi PKK là tổ chức khủng bố.
Cũng theo ông Erdogan, Tổng thống khu tự trị Kurdistan ở Iraq, Massoud Barzani, cùng chính quyền Mỹ và Nga, đã được thông báo trước về chiến dịch quân sự của Ankara tại Iraq. Bên cạnh đó, ông cũng lấy làm tiếc về việc nhiều thành viên lực lượng dân quân người Kurd ở Iraq thiệt mạng do hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên quan đến cuộc xung đột ở nước láng giềng Syria, Tổng thống Erdogan khẳng định sẽ không có giải pháp tại đây chừng nào Tổng thống Bashar al-Assad vẫn còn tại quyền.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters, Tổng thống Erdogan cho biết ông có thể và sẽ trở lại làm thành viên đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền sau khi Ủy ban bầu cử cấp cao thông báo kết quả chính thức cuộc trưng cầu ý dân vừa qua.
Theo ông Erdogan, đại hội đảng AK sẽ quyết định liệu ông có trở lại làm thành viên hay không và thời gian tiến hành đại hội sẽ do các quan chức đảng quyết định.
Tổng thống Erdogan cũng cho biết một cuộc bầu cử sớm sau trưng cầu ý dân không nằm trong chương trình nghị sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời khẳng định cả Tòa án Hiến pháp và Tòa án Nhân quyền Châu Âu không có thẩm quyền đánh giá kết quả cuộc trưng cầu ý dân vừa qua./.
Binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc chiến chống IS tại làng Beraan, phía bắc thành phố Aleppo ngày 24/10. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong khi Mỹ coi các tay súng người Kurd ở Syria là lực lượng chống IS hiệu quả thì Ankara tuyên bố lực lượng này là một tổ chức khủng bố, có quan hệ với lực lượng người Kurd đang nổi dậy ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria nhằm đánh đuổi IS ra khỏi khu vực biên giới và ngăn chặn lực lượng người Kurd, liên minh giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria đã tiêu diệt 2.647 tay súng IS và 425 chiến binh người Kurd ở Syria.
Tuy nhiên, hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Sinjar của Iraq đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền trung ương Iraq khi cho rằng đây là "hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Iraq," ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực của Iraq và cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngày 25/4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên tiếng biện hộ các hoạt động quân sự tại Iraq và Syria, khẳng định Ankara sẽ tiếp tục chiến dịch trên cho đến khi loại bỏ hoàn toàn các đối tượng khủng bố tại đây.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại Phủ Tổng thống ở Ankara, Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để khu vực Sinjar ở miền Bắc Iraq trở thành căn cứ của lực lượng dân quân đảng Công nhân người Kurd (PKK) và sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại đây cũng như khu vực miền Bắc Syria cho đến khi đối tượng khủng bố cuối cùng bị tiêu diệt. Hiện Ankara coi PKK là tổ chức khủng bố.
Cũng theo ông Erdogan, Tổng thống khu tự trị Kurdistan ở Iraq, Massoud Barzani, cùng chính quyền Mỹ và Nga, đã được thông báo trước về chiến dịch quân sự của Ankara tại Iraq. Bên cạnh đó, ông cũng lấy làm tiếc về việc nhiều thành viên lực lượng dân quân người Kurd ở Iraq thiệt mạng do hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên quan đến cuộc xung đột ở nước láng giềng Syria, Tổng thống Erdogan khẳng định sẽ không có giải pháp tại đây chừng nào Tổng thống Bashar al-Assad vẫn còn tại quyền.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters, Tổng thống Erdogan cho biết ông có thể và sẽ trở lại làm thành viên đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền sau khi Ủy ban bầu cử cấp cao thông báo kết quả chính thức cuộc trưng cầu ý dân vừa qua.
Theo ông Erdogan, đại hội đảng AK sẽ quyết định liệu ông có trở lại làm thành viên hay không và thời gian tiến hành đại hội sẽ do các quan chức đảng quyết định.
Tổng thống Erdogan cũng cho biết một cuộc bầu cử sớm sau trưng cầu ý dân không nằm trong chương trình nghị sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời khẳng định cả Tòa án Hiến pháp và Tòa án Nhân quyền Châu Âu không có thẩm quyền đánh giá kết quả cuộc trưng cầu ý dân vừa qua./.
(VIETNAM+)