Ngày 4/4, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) cho biết đang thu thập thông tin về vụ tấn công tình nghi sử dụng khí độc tại Syria khiến nhiều người thiệt mạng, đồng thời cho rằng đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng.
Ngày 4/4, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) cho biết đang thu thập thông tin về vụ tấn công tình nghi sử dụng khí độc tại Syria khiến nhiều người thiệt mạng, đồng thời cho rằng đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng.
[links()]Trong một tuyên bố, OPCW cho biết cơ quan này đang tiến hành thu thập và phân tích thông tin từ tất cả các nguồn về vụ tấn công bằng khí độc ở thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib do quân nổi dậy Syria kiểm soát.
Tuyên bố của OPCW nêu rõ hiện cơ quan này quan ngại sâu sắc về vụ tấn công tình nghi có sử dụng vũ khí hóa học này.
Tuyên bố nhấn mạnh OPCW kịch liệt lên án việc sử dụng các loại vũ khí hóa học bởi bất cứ ai, ở bất kỳ nơi nào và trong bất bất cứ hoàn cảnh nào.
Được thành lập năm 1970 với mục tiêu loại bỏ các loại vũ khí hóa học, OPCW đã cử nhiều phái đoàn tới Syria để giám sát và xác minh những cáo buộc liên quan đến sử dụng vũ khí hóa học tại nước này.
Trong một báo cáo gửi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hồi tháng 3/2017, OPCW cho rằng 8 vụ tình nghi sử dụng các loại vũ khí hóa học đã được ghi nhận tại Syria kể từ đầu năm 2017 và các thông tin liên quan hiện đang trong quá trình phân tích.
Theo báo cáo này, các phái đoàn kiểm tra thực tế của OPCW cũng đang điều tra các vụ việc tương tự tại khu vực Đông Aleppo, Tây Aleppo, Nam Homs và Bắc Hama, Rif Damashq và tỉnh Idlib.
Trước đó cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura nhận định vụ tấn công tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria, là một vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học.
Liên đoàn các tổ chức chăm sóc y tế - một liên minh của các cơ quan cứu trợ quốc tế có trụ sở tại Paris (Pháp) và đang hỗ trợ các bệnh viện tại Syria - cho biết vụ tấn công tại Idlib đã làm thiệt mạng ít nhất 100 người và hơn 400 người khác gặp vấn đề về hô hấp.
Liên đoàn này cũng cảnh báo con số thương vong sẽ còn tiếp tục tăng cao. Còn theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), số người thiệt mạng trong vụ tấn công tại Idlib là 58 người, trong đó có 11 trẻ em.
Syria đã đạt được một thỏa thuận quan trọng năm 2013, theo đó nước này chuyển giao tất cả kho vũ khí hóa học cho OPCW để tiêu hủy. Chính phủ Syria nhiều lần lên tiếng bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 310.000 người ở nước này kể từ tháng 3/2011./.
Một em nhỏ đang được cấp cứu tại bệnh viên sau vụ tấn công ở Idlib, ngày 4/4. (Nguồn: Getty) |
Tuyên bố của OPCW nêu rõ hiện cơ quan này quan ngại sâu sắc về vụ tấn công tình nghi có sử dụng vũ khí hóa học này.
Tuyên bố nhấn mạnh OPCW kịch liệt lên án việc sử dụng các loại vũ khí hóa học bởi bất cứ ai, ở bất kỳ nơi nào và trong bất bất cứ hoàn cảnh nào.
Được thành lập năm 1970 với mục tiêu loại bỏ các loại vũ khí hóa học, OPCW đã cử nhiều phái đoàn tới Syria để giám sát và xác minh những cáo buộc liên quan đến sử dụng vũ khí hóa học tại nước này.
Trong một báo cáo gửi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hồi tháng 3/2017, OPCW cho rằng 8 vụ tình nghi sử dụng các loại vũ khí hóa học đã được ghi nhận tại Syria kể từ đầu năm 2017 và các thông tin liên quan hiện đang trong quá trình phân tích.
Theo báo cáo này, các phái đoàn kiểm tra thực tế của OPCW cũng đang điều tra các vụ việc tương tự tại khu vực Đông Aleppo, Tây Aleppo, Nam Homs và Bắc Hama, Rif Damashq và tỉnh Idlib.
Trước đó cùng ngày, Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura nhận định vụ tấn công tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria, là một vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học.
Liên đoàn các tổ chức chăm sóc y tế - một liên minh của các cơ quan cứu trợ quốc tế có trụ sở tại Paris (Pháp) và đang hỗ trợ các bệnh viện tại Syria - cho biết vụ tấn công tại Idlib đã làm thiệt mạng ít nhất 100 người và hơn 400 người khác gặp vấn đề về hô hấp.
Liên đoàn này cũng cảnh báo con số thương vong sẽ còn tiếp tục tăng cao. Còn theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), số người thiệt mạng trong vụ tấn công tại Idlib là 58 người, trong đó có 11 trẻ em.
Syria đã đạt được một thỏa thuận quan trọng năm 2013, theo đó nước này chuyển giao tất cả kho vũ khí hóa học cho OPCW để tiêu hủy. Chính phủ Syria nhiều lần lên tiếng bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 310.000 người ở nước này kể từ tháng 3/2011./.
(TTXVN/VIETNAM+)