Theo Đài RFI, các hình ảnh vệ tinh mới đây của Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp phi pháp các cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực phía Bắc của Biển Đông, xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo Đài RFI, các hình ảnh vệ tinh mới đây của Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành nâng cấp phi pháp các cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực phía Bắc của Biển Đông, xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington, ngày 8/2 cho rằng, Trung Quốc hiện nắm giữ trái phép 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
Ba trong số 8 đảo đó hiện đã có những hải cảng lớn có thể tiếp nhận nhiều tàu hải quân và tàu dân sự. Bốn đảo kia có những hải cảng nhỏ hơn, còn một cảng thứ 5 đang được xây dựng trên đảo Duy Mộng.
Cũng theo AMTI, trên đảo Phú Lâm - đảo lớn nhất của Hoàng Sa - Trung Quốc hiện có một đường băng, các nhà chứa máy bay, đồng thời đã triển khai các dàn tên lửa đất đối không HQ-9.
AMTI dự đoán Trung Quốc sẽ mở rộng trái phép hơn nữa các cơ sở quân sự ở Hoàng Sa.
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn luôn cam kết sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng và xây dựng trái phép ở Biển Đông, và ngụy biện những vũ khí, thiết bị quân sự mà họ đặt trên các đảo này chỉ nhằm mục đích phòng vệ.
Tất cả những hoạt động của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam cũng như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra ngày 9/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, mọi việc làm của nước ngoài trong khu vực này nếu có mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là không hợp pháp và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với khu vực này”./.
Các công trình xây dựng, chiếm đóng trái phép của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Nguồn: AFP) |
Ba trong số 8 đảo đó hiện đã có những hải cảng lớn có thể tiếp nhận nhiều tàu hải quân và tàu dân sự. Bốn đảo kia có những hải cảng nhỏ hơn, còn một cảng thứ 5 đang được xây dựng trên đảo Duy Mộng.
Cũng theo AMTI, trên đảo Phú Lâm - đảo lớn nhất của Hoàng Sa - Trung Quốc hiện có một đường băng, các nhà chứa máy bay, đồng thời đã triển khai các dàn tên lửa đất đối không HQ-9.
AMTI dự đoán Trung Quốc sẽ mở rộng trái phép hơn nữa các cơ sở quân sự ở Hoàng Sa.
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn luôn cam kết sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng và xây dựng trái phép ở Biển Đông, và ngụy biện những vũ khí, thiết bị quân sự mà họ đặt trên các đảo này chỉ nhằm mục đích phòng vệ.
Tất cả những hoạt động của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam cũng như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra ngày 9/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, mọi việc làm của nước ngoài trong khu vực này nếu có mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là không hợp pháp và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với khu vực này”./.
(VIETNAM+)