Báo Đồng Nai điện tử
En

Thực hư việc Nga chuyển quần đảo Nam Kuril cho Nhật Bản sử dụng

02:02, 10/02/2017

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu với báo giới ngày 9/2, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng quần đảo Nam Kuril, mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, sẽ được chuyển giao cho Tokyo sử dụng tạm thời.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu với báo giới ngày 9/2, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng quần đảo Nam Kuril, mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, sẽ được chuyển giao cho Tokyo sử dụng tạm thời.
Thư ký báo chí Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov. (Nguồn: Anadolu Agency/TTXVN)
Thư ký báo chí Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov. (Nguồn: Anadolu Agency/TTXVN)
Ông Peskov nhấn mạnh rằng: "Không hiểu thông tin này xuất phát từ đâu, nhưng nó không phù hợp với thực tế".

Trước đó, các phương tiện truyền thông đại chúng Nhật Bản đưa tin những cuộc tham vấn chính thức về hoạt động kinh tế chung giữa Nhật Bản và Nga Nam Kuril có thể diễn ra vào tháng Ba tới tại Tokyo.

Trong tuần này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố thành lập Hội đồng phụ trách những vấn đề hoạt động kinh tế chung với Nga tại Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Ông Kishida cũng nhấn mạnh rằng việc thành lập Hội đồng này nhằm chuẩn bị cơ sở cho chuyến thăm Nga sắp tới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Theo nguồn tin trên, hội đồng này có nhiệm vụ xem xét các dự án hợp tác cụ thể ở quần đảo Nam Kuril, bao gồm đánh bắt cá, sản xuất các sản phẩm hải sản, du lịch, bảo vệ môi trường.

Theo kết quả chuyến thăm Nhật Bản trong các ngày 15-16/12 năm ngoái của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai bên đã nhất trí bắt đầu tiến hành tham vấn về hoạt động kinh tế chung tại quần đảo Nam Kuril.

Dự kiến, vòng đàm phán đầu tiên ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao sẽ diễn ra vào tháng Ba tới tại Tokyo.

Những nỗ lực thỏa thuận về hoạt động kinh tế chung trên quần đảo này được bắt đầu vào những năm 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, những nỗ lực này bị cản trở bởi Nhật Bản không tán thành việc hợp tác này được tiến hành trên cơ sở luật pháp Nga./.

(TTXVN/VIETNAM+)

Tin xem nhiều