Sắc lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo cơ hội cho Canada thu hút lao động tay nghề cao tìm kiếm việc làm ở nước này, trong khi các công ty công nghệ của Canada cũng chớp cơ hội thu hút nhân tài.
Sắc lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo cơ hội cho Canada thu hút lao động tay nghề cao tìm kiếm việc làm ở nước này, trong khi các công ty công nghệ của Canada cũng chớp cơ hội thu hút nhân tài.
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, tuần trước, lãnh đạo của một số tập đoàn công nghệ lớn như Shopify và Wealthsimple đã cùng ký một bức thư ngỏ kêu gọi Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau cung cấp quyền cư trú tạm thời tại Canada cho những người phải di dời do lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Mỹ Trump đối với công dân 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số.
Ngay sau đó, Thủ tướng Trudeau tuyên bố mở rộng cánh cửa giúp những người nhập cư và tị nạn trên.
Sự cởi mở và thông điệp của chính quyền và giới doanh nghiệp Canada cho thấy những người tị nạn và di dân được chào đón tại Canada, tài năng nước ngoài có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở Canada hơn là ở Mỹ.
Điều này cũng có nghĩa là các ngành công nghiệp công nghệ của Canada sẽ tuyển dụng được nguồn lao động tốt nhất.
Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ giới chuyên gia có tay nghề cao nhắm đến Canada, mà các tập đoàn quốc tế, trong đó có các công ty Mỹ cũng đang cân nhắc việc mở rộng hoặc phát triển cơ sở thương mại của họ tại quốc gia này kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hối cuối năm ngoái.
Theo ông Peter Rekai, một luật sư ở thành phố Toronto, các tập đoàn công nghệ thường chọn Canada làm “nơi cư trú an toàn” cho các nhân viên quốc tế của mình mỗi khi người Mỹ thắt chặt quy định về thị thực nhập cảnh.
Hồi năm 2009, khi những tin đồn về những hạn chế đối với chương trình thị thực làm việc Mỹ loại H1B xuất hiện, hãng phần mềm khổng lồ Microsoft đã lặng lẽ mở một trung tâm công nghệ rộng đến 6.500m2 ở gần Vancouver.
Cụ thể, kể từ năm 2006, số người Canada làm việc cho công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Google tăng từ khoảng 40 đến 900 nhân viên, phần lớn là các kỹ sư.
Trong khi đó, công ty thương mại điện tử Amazon đã thuê hơn 400 nhân viên ở Toronto, hơn 500 nhân viên ở Vancouver và gần đây mở một văn phòng mới tại Ottawa.
Cuối tháng 10/2016, hãng truyền thông khổng lồ Thompson Reuters đã công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm công nghệ ở trung tâm thành phố Toronto và dự kiến sẽ tuyển thêm 400 việc làm có tay nghề cao.
Ông Rekai dự đoán rằng xu hướng trên sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh Mỹ áp dụng sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Trump và Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Brexit cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động ở Anh và di chuyển toàn bộ các nhân viên đến Canada./.
Biểu tình phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump tại New York ngày 4/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ngay sau đó, Thủ tướng Trudeau tuyên bố mở rộng cánh cửa giúp những người nhập cư và tị nạn trên.
Sự cởi mở và thông điệp của chính quyền và giới doanh nghiệp Canada cho thấy những người tị nạn và di dân được chào đón tại Canada, tài năng nước ngoài có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở Canada hơn là ở Mỹ.
Điều này cũng có nghĩa là các ngành công nghiệp công nghệ của Canada sẽ tuyển dụng được nguồn lao động tốt nhất.
Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ giới chuyên gia có tay nghề cao nhắm đến Canada, mà các tập đoàn quốc tế, trong đó có các công ty Mỹ cũng đang cân nhắc việc mở rộng hoặc phát triển cơ sở thương mại của họ tại quốc gia này kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hối cuối năm ngoái.
Theo ông Peter Rekai, một luật sư ở thành phố Toronto, các tập đoàn công nghệ thường chọn Canada làm “nơi cư trú an toàn” cho các nhân viên quốc tế của mình mỗi khi người Mỹ thắt chặt quy định về thị thực nhập cảnh.
Hồi năm 2009, khi những tin đồn về những hạn chế đối với chương trình thị thực làm việc Mỹ loại H1B xuất hiện, hãng phần mềm khổng lồ Microsoft đã lặng lẽ mở một trung tâm công nghệ rộng đến 6.500m2 ở gần Vancouver.
Cụ thể, kể từ năm 2006, số người Canada làm việc cho công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Google tăng từ khoảng 40 đến 900 nhân viên, phần lớn là các kỹ sư.
Trong khi đó, công ty thương mại điện tử Amazon đã thuê hơn 400 nhân viên ở Toronto, hơn 500 nhân viên ở Vancouver và gần đây mở một văn phòng mới tại Ottawa.
Cuối tháng 10/2016, hãng truyền thông khổng lồ Thompson Reuters đã công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm công nghệ ở trung tâm thành phố Toronto và dự kiến sẽ tuyển thêm 400 việc làm có tay nghề cao.
Ông Rekai dự đoán rằng xu hướng trên sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh Mỹ áp dụng sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Trump và Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Brexit cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động ở Anh và di chuyển toàn bộ các nhân viên đến Canada./.
(TTXVN/VIETNAM+)