Ngày 22/11, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không ký bất kỳ đạo luật có thể hủy hoại năng lực thực thi thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran hồi năm 2015.
Ngày 22/11, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không ký bất kỳ đạo luật có thể hủy hoại năng lực thực thi thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran hồi năm 2015.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh có tin một ngày trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã cấp phép cho hãng Airbus của Pháp bán 106 máy bay thương mại cho Iran Air - hãng hàng không hàng đầu Iran.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến động thái này, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ xem xét các đề xuất của Quốc hội Mỹ, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, song chắc chắn sẽ không ký bất kỳ đạo luật nào ảnh hưởng đến việc cộng đồng quốc tế tiếp tục thực thi thành công thỏa thuận quốc tế JCPOA.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc nước này cấp phép Airbus bán máy bay thương mại cho Iran là một phần nghĩa vụ của Washington phải tuân thủ theo thỏa thuận hạt nhân JCPOA đã ký với Tehran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cũng cho rằng việc cấp phép này không phải một nỗ lực thúc đẩy của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong những tháng tại nhiệm cuối cùng.
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, vốn bao gồm việc bán máy bay thương mại chở khách cho quốc gia Trung Đông này.
Trước đó, một nguồn tin giấu tên cho hay Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ hôm 21/11 cấp giấy phép cho thương vụ trên.
Dù là hãng sản xuất châu Âu, song Airbus cần phải được Mỹ thông qua để bán máy bay cho Iran, do ít nhất 10% linh kiện máy bay Airbus được sản xuất ở Mỹ.
Theo giới quan sát, việc các nhà sản xuất Airbus và Boeing được phép bán hoặc cho thuê hơn 200 máy bay thương mại cho hãng hàng không Iran Air sẽ giúp hiện đại hóa phi đội máy bay cũ của Iran.
Tuy nhiên, giới chức Iran đã bày tỏ quan ngại về những trì hoãn "bất công" trong việc có được giấy phép từ Mỹ hay sự rõ ràng liên quan đến các quy định ngân hàng và tài chính./.
Mẫu máy bay A380 do Airbus sản xuất. (Nguồn: Toulouse) |
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến động thái này, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ xem xét các đề xuất của Quốc hội Mỹ, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, song chắc chắn sẽ không ký bất kỳ đạo luật nào ảnh hưởng đến việc cộng đồng quốc tế tiếp tục thực thi thành công thỏa thuận quốc tế JCPOA.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc nước này cấp phép Airbus bán máy bay thương mại cho Iran là một phần nghĩa vụ của Washington phải tuân thủ theo thỏa thuận hạt nhân JCPOA đã ký với Tehran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cũng cho rằng việc cấp phép này không phải một nỗ lực thúc đẩy của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong những tháng tại nhiệm cuối cùng.
Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, vốn bao gồm việc bán máy bay thương mại chở khách cho quốc gia Trung Đông này.
Trước đó, một nguồn tin giấu tên cho hay Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ hôm 21/11 cấp giấy phép cho thương vụ trên.
Dù là hãng sản xuất châu Âu, song Airbus cần phải được Mỹ thông qua để bán máy bay cho Iran, do ít nhất 10% linh kiện máy bay Airbus được sản xuất ở Mỹ.
Theo giới quan sát, việc các nhà sản xuất Airbus và Boeing được phép bán hoặc cho thuê hơn 200 máy bay thương mại cho hãng hàng không Iran Air sẽ giúp hiện đại hóa phi đội máy bay cũ của Iran.
Tuy nhiên, giới chức Iran đã bày tỏ quan ngại về những trì hoãn "bất công" trong việc có được giấy phép từ Mỹ hay sự rõ ràng liên quan đến các quy định ngân hàng và tài chính./.
(TTXVN/VIETNAM+)