Ngày 18/11, Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố ngăn cấm mọi hoạt động khai thác dầu khí mới tại một số khu vực thuộc vùng biển Bắc Cực trong 5 năm tới.
Ngày 18/11, Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố ngăn cấm mọi hoạt động khai thác dầu khí mới tại một số khu vực thuộc vùng biển Bắc Cực trong 5 năm tới.
Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của phe Cộng hòa nhằm mở rộng việc khai thác nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh ông Obama chuẩn bị mãn nhiệm vào đầu năm tới.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Sally Jewell cho biết Chính quyền Washington đã thông qua một kế hoạch của bộ trên trong giai đoạn 2017-2022, theo đó mọi hoạt động khai thác dầu khí mới tại vùng biển Chukchi à Beaufort, ngoài khơi phía Bắc tiểu bang Alaska, sẽ không được xem xét cũng như cấp phép cho tới sau năm 2022.
Kế hoạch này cũng hạn chế việc phát triển dầu mỏ tại vịnh Cook Inlet, ngoài khơi phía Trung Nam tiểu bang Alaska.
Bà Jewell cho rằng kế hoạch này là "cân bằng" và vẫn cho phép việc thăm dò và khai thác dầu tại các khu vực tốt nhất với "tiềm năng tài nguyên cao nhất, ít xung đột nhất và cơ sở hạ tầng đã vững chắc."
Những hợp đồng khoan dầu khí sẽ được mua bán bắt đầu từ năm 2017 và bao gồm 10 khu vực tại Vịnh Mexico và một địa điểm ngoài khơi bang Alaska ở khu vực Cook Inlet.
Các nhóm vận động bảo vệ môi trường đã hoan nghênh quyết định trên như một bước đi mang tính lịch sử và được đưa ra vào một thời điểm quan trọng, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng cam kết mở rộng hoạt động khoan và khai thác dầu khí cũng như làm hồi sinh ngành công nghiệp khai thác than đá của Mỹ.
Nhóm Pew Charitable Trusts cho rằng quyết định trên của Tổng thống Obama sẽ bảo vệ các lộ trình di cư của động vật hoang dã, các vùng đất nuôi dưỡng thiết yếu, môi trường sống của sinh vật dưới đáy biển và hệ sinh thái biển của Bắc cực.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một nghị sỹ đảng Cộng hòa đến từ bang Wisconsin, cho biết các nhà lập pháp sẽ tìm cách đảo ngược kế hoạch trên, cho rằng điều này đã mang lại thêm những rào cản đối với việc phát triển năng lượng của Mỹ.
Trước đó, hồi tháng Ba vừa qua, Chính quyền Tổng thống Obama cũng đã đưa ra quyết định tương tự khi ban hành lệnh cấm tất cả hoạt động khai thác dầu ngoài khơi bờ Đại Tây Dương của Mỹ./.
Một giàn khoan dầu ở Mỹ. (Nguồn: Reuters/TTXVN) |
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Sally Jewell cho biết Chính quyền Washington đã thông qua một kế hoạch của bộ trên trong giai đoạn 2017-2022, theo đó mọi hoạt động khai thác dầu khí mới tại vùng biển Chukchi à Beaufort, ngoài khơi phía Bắc tiểu bang Alaska, sẽ không được xem xét cũng như cấp phép cho tới sau năm 2022.
Kế hoạch này cũng hạn chế việc phát triển dầu mỏ tại vịnh Cook Inlet, ngoài khơi phía Trung Nam tiểu bang Alaska.
Bà Jewell cho rằng kế hoạch này là "cân bằng" và vẫn cho phép việc thăm dò và khai thác dầu tại các khu vực tốt nhất với "tiềm năng tài nguyên cao nhất, ít xung đột nhất và cơ sở hạ tầng đã vững chắc."
Những hợp đồng khoan dầu khí sẽ được mua bán bắt đầu từ năm 2017 và bao gồm 10 khu vực tại Vịnh Mexico và một địa điểm ngoài khơi bang Alaska ở khu vực Cook Inlet.
Các nhóm vận động bảo vệ môi trường đã hoan nghênh quyết định trên như một bước đi mang tính lịch sử và được đưa ra vào một thời điểm quan trọng, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng cam kết mở rộng hoạt động khoan và khai thác dầu khí cũng như làm hồi sinh ngành công nghiệp khai thác than đá của Mỹ.
Nhóm Pew Charitable Trusts cho rằng quyết định trên của Tổng thống Obama sẽ bảo vệ các lộ trình di cư của động vật hoang dã, các vùng đất nuôi dưỡng thiết yếu, môi trường sống của sinh vật dưới đáy biển và hệ sinh thái biển của Bắc cực.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một nghị sỹ đảng Cộng hòa đến từ bang Wisconsin, cho biết các nhà lập pháp sẽ tìm cách đảo ngược kế hoạch trên, cho rằng điều này đã mang lại thêm những rào cản đối với việc phát triển năng lượng của Mỹ.
Trước đó, hồi tháng Ba vừa qua, Chính quyền Tổng thống Obama cũng đã đưa ra quyết định tương tự khi ban hành lệnh cấm tất cả hoạt động khai thác dầu ngoài khơi bờ Đại Tây Dương của Mỹ./.
(TTXVN/VIETNAM+)