Theo Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA), một binh sỹ người Chad đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, trong đó 5 người bị thương nặng, trong một cuộc tấn công ngày 3/10 nhằm vào một doanh trại của phái bộ này tại Aguelhok ở Đông Bắc Mali giáp giới Algeria.
Theo Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA), một binh sỹ người Chad đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, trong đó 5 người bị thương nặng, trong một cuộc tấn công ngày 3/10 nhằm vào một doanh trại của phái bộ này tại Aguelhok ở Đông Bắc Mali giáp giới Algeria.
Người phát ngôn của MINUSMA cho biết doanh trại trên đã bị nã đạn pháo, 2 xe quân sự của phái bộ bị phá hủy trong vụ tấn công.
Chưa có nhóm nào thừa nhận tiến hành vụ tấn công trên.
Chỉ huy MINUSMA Mahamat Saleh Annadif đã lên án vụ tấn công, song khẳng định vụ việc sẽ không ngăn cản được nỗ lực của Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ chính phủ cũng như các bên tham gia ký kết thoả thuận hoà bình và người dân Mali.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án vụ tấn công và kêu gọi "nhanh chóng hành động để đưa các thủ phạm vụ tấn công ra trước công lý."
Tuyên bố của TTK Liên hợp quốc nêu rõ theo luật quốc tế các vụ tấn công nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là "tội ác chiến tranh."
Được triển khai từ tháng 7/2013, MINUSMA là phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc chịu tổn thất nhân sự nhiều nhất kể từ sau cuộc nội chiến tại Somalia giai đoạn 1993-1995, với hơn 60 binh sỹ Mũ nồi xanh thiệt mạng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo website của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, từ đầu năm đến nay đã có 32 binh sỹ MINUSMA thiệt mạng.
Miền Bắc Mali rơi vào kiểm soát của các nhóm thánh chiến liên quan mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và lực lượng nổi dậy người Tuareg hồi tháng 3/2012.
Đến tháng 1/2013, Pháp khởi xướng cuộc can thiệp quân sự quốc tế đánh đuổi các tay súng Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali và MINUSMA được triển khai vài tháng sau đó.
Mặc dù thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào tháng 6/2015 giữa Chính phủ Mali và liên minh nổi dậy do người Tuareg đứng đầu, nhưng một khu vực rộng lớn của quốc gia Tây Phi này vẫn nằm ngoài kiểm soát của chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc./.
Thành viên một nhóm vũ trang Mali đóng quân tại Kidal ngày 13/7. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Chưa có nhóm nào thừa nhận tiến hành vụ tấn công trên.
Chỉ huy MINUSMA Mahamat Saleh Annadif đã lên án vụ tấn công, song khẳng định vụ việc sẽ không ngăn cản được nỗ lực của Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ chính phủ cũng như các bên tham gia ký kết thoả thuận hoà bình và người dân Mali.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án vụ tấn công và kêu gọi "nhanh chóng hành động để đưa các thủ phạm vụ tấn công ra trước công lý."
Tuyên bố của TTK Liên hợp quốc nêu rõ theo luật quốc tế các vụ tấn công nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là "tội ác chiến tranh."
Được triển khai từ tháng 7/2013, MINUSMA là phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc chịu tổn thất nhân sự nhiều nhất kể từ sau cuộc nội chiến tại Somalia giai đoạn 1993-1995, với hơn 60 binh sỹ Mũ nồi xanh thiệt mạng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo website của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, từ đầu năm đến nay đã có 32 binh sỹ MINUSMA thiệt mạng.
Miền Bắc Mali rơi vào kiểm soát của các nhóm thánh chiến liên quan mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và lực lượng nổi dậy người Tuareg hồi tháng 3/2012.
Đến tháng 1/2013, Pháp khởi xướng cuộc can thiệp quân sự quốc tế đánh đuổi các tay súng Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali và MINUSMA được triển khai vài tháng sau đó.
Mặc dù thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào tháng 6/2015 giữa Chính phủ Mali và liên minh nổi dậy do người Tuareg đứng đầu, nhưng một khu vực rộng lớn của quốc gia Tây Phi này vẫn nằm ngoài kiểm soát của chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc./.
(TTXVN/VIETNAM+)