Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 3/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp kín đầu tiên dưới sự chủ tọa của Đại sứ Nga Vitaly Churkin, người vừa nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng 10.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 3/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp kín đầu tiên dưới sự chủ tọa của Đại sứ Nga Vitaly Churkin, người vừa nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng 10.
Tại phiên họp, Hội đồng Bảo an đã bắt đầu thảo luận về dự thảo nghị quyết do Pháp và Tây Ban Nha soạn thảo, theo đó đề nghị thiết lập lệnh ngừng bắn tại Aleppo và kêu gọi chấm dứt mọi chuyến bay quân sự trên vùng trời thành phố này.
Sau phiên họp kín của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Churkin đã có cuộc họp báo để trình bày những sự kiện dự kiến diễn ra trong tháng 10.
Tuy nhiên, chủ đề Syria đã bao trùm toàn bộ cuộc họp báo. Trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Nga đối với dự thảo nghị quyết nêu trên, Đại sứ Churkin cho biết Moskva hoài nghi về tính khả thi của dự thảo này.
Theo ông, văn kiện này là ý tưởng tạo ra cái gọi là cơ chế giám sát mới cho lệnh ngừng bắn, song trên thực tế ở Geneva (Thụy Sĩ), các bên đã đề ra được một cơ chế như vậy và cơ chế đó đã được áp dụng trong một thời gian dài, và không phát huy được hiệu quả.
Phái đoàn Nga đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc đúng vào lúc tình hình tại Syria đang diễn biến xấu đi cũng như cuộc bầu chọn tổng thư ký mới bước vào giai đoạn quyết định.
Theo phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc, dự kiến sẽ có khoảng 20 cuộc họp diễn ra trong thời gian Nga giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Các ưu tiên trong chương trình nghị sự sẽ là các cuộc xung đột tại châu Phi, trong đó gồm khu vực Darfur của Sudan, nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Mali, nước Cộng hoà Trung Phi và Nam Sudan, cũng như các vấn đề liên quan đến các quốc gia Trung Đông, gồm Syria, Liban, và Yemen.
Cũng trong ngày 3/10, người phát ngôn điện Kremlin ông Dmitry Peskov cho biết trên cương vị chủ tịch Hội đồng Bảo an, Nga sẽ tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình và công cụ quan trọng nhất của đời sống chính trị quốc tế, đó là Hội đồng Bảo an, để tiếp tục các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết những cuộc khủng hoảng chi phối chương trình nghị sự của tháng 10 này./.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin. (Nguồn: EPA/TTXVN) |
Tại phiên họp, Hội đồng Bảo an đã bắt đầu thảo luận về dự thảo nghị quyết do Pháp và Tây Ban Nha soạn thảo, theo đó đề nghị thiết lập lệnh ngừng bắn tại Aleppo và kêu gọi chấm dứt mọi chuyến bay quân sự trên vùng trời thành phố này.
Sau phiên họp kín của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Churkin đã có cuộc họp báo để trình bày những sự kiện dự kiến diễn ra trong tháng 10.
Tuy nhiên, chủ đề Syria đã bao trùm toàn bộ cuộc họp báo. Trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Nga đối với dự thảo nghị quyết nêu trên, Đại sứ Churkin cho biết Moskva hoài nghi về tính khả thi của dự thảo này.
Theo ông, văn kiện này là ý tưởng tạo ra cái gọi là cơ chế giám sát mới cho lệnh ngừng bắn, song trên thực tế ở Geneva (Thụy Sĩ), các bên đã đề ra được một cơ chế như vậy và cơ chế đó đã được áp dụng trong một thời gian dài, và không phát huy được hiệu quả.
Phái đoàn Nga đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc đúng vào lúc tình hình tại Syria đang diễn biến xấu đi cũng như cuộc bầu chọn tổng thư ký mới bước vào giai đoạn quyết định.
Theo phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc, dự kiến sẽ có khoảng 20 cuộc họp diễn ra trong thời gian Nga giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Các ưu tiên trong chương trình nghị sự sẽ là các cuộc xung đột tại châu Phi, trong đó gồm khu vực Darfur của Sudan, nước Cộng hoà Dân chủ Congo, Mali, nước Cộng hoà Trung Phi và Nam Sudan, cũng như các vấn đề liên quan đến các quốc gia Trung Đông, gồm Syria, Liban, và Yemen.
Cũng trong ngày 3/10, người phát ngôn điện Kremlin ông Dmitry Peskov cho biết trên cương vị chủ tịch Hội đồng Bảo an, Nga sẽ tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình và công cụ quan trọng nhất của đời sống chính trị quốc tế, đó là Hội đồng Bảo an, để tiếp tục các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết những cuộc khủng hoảng chi phối chương trình nghị sự của tháng 10 này./.
(TTXVN/VIETNAM+)