Tờ The Nation ngày 4/7 đã cho đăng bài phỏng vấn cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, trong đó nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ, chính đảng lâu đời nhất Thái Lan đã kêu gọi chính quyền quân sự hiện nay "lùi bước" để đảm bảo quốc gia Đông Nam Á này quay trở lại với nền dân chủ một cách êm ả.
Tờ The Nation ngày 4/7 đã cho đăng bài phỏng vấn cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, trong đó nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ, chính đảng lâu đời nhất Thái Lan đã kêu gọi chính quyền quân sự hiện nay “lùi bước” để đảm bảo quốc gia Đông Nam Á này quay trở lại với nền dân chủ một cách êm ả.
Dù không nói rõ quan điểm là ủng hộ hay phản đối dự thảo hiến pháp mới, cựu Thủ tướng Thái Lan nói rằng Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO) phải có trách nhiệm giải thích cho người dân rõ ràng rằng nếu bản dự thảo không được thông qua, phương án tiếp theo của chính quyền sẽ là gì.
Ông nói rằng nếu bản dự thảo được thông qua, toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành trưng cầu dân ý sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích của những người phản đối. Những người này sẽ nói rằng NCPO đã dàn dựng tất cả để văn kiện được thông qua. Nếu dự thảo không được thông qua, NCPO cũng sẽ phải chịu trách nhiệm vì điều đó.
Ông Abhisit nói rằng Đảng Dân chủ không muốn cả hai kịch bản đó xảy ra và vì thế đảng này kêu gọi chính quyền quân sự, đứng đầu là Thủ tướng Prayut Chan-ocha, “lùi lại một chút” và cho người dân được quyền quyết định về dự thảo hiến pháp mà không tạo ra bất kỳ sức ép nào đối với họ.
Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Prayut gỡ bỏ các hạn chế mà chính quyền quân sự đang áp đặt để dảm bảo cuộc trưng cầu dân ý sắp tới được tự do và công bằng.
Ủy ban Phát sóng và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC) ngày 4/7 đã quyết định đình chỉ hoạt động của kênh truyền hình Peace TV của phe Áo Đỏ trong vòng 30 ngày bắt đầu từ ngày 10/7 tới.
Quyết định này được đưa ra sau một cuộc họp cùng ngày của NBTC, dù trước đó phe Áo Đỏ đã chuyển đơn khiến nại đến cơ quan này.
Lý do Peace TV bị đình chỉ hoạt động là do kênh này đã phát sóng một số chương trình có nội dung vi phạm các sắc lệnh của Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO).
Đáng chú ý là lệnh đình chỉ hoạt động của kênh truyền hình này chỉ hết hiệu lực sau cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới, văn kiện mà phe Áo Đỏ đã tuyên bố là “phi dân chủ và không thể chấp nhận.”
Hồi tháng 4/2015, Peace TV cũng đã từng bị đình chỉ phát sóng và chỉ có thể hoạt động trở lại sau sự can thiệp của Tòa án Hành chính.
Lực lượng Áo đỏ ủng hộ chính phủ tuần hành tại Bangkok năm 2014. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông nói rằng nếu bản dự thảo được thông qua, toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành trưng cầu dân ý sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích của những người phản đối. Những người này sẽ nói rằng NCPO đã dàn dựng tất cả để văn kiện được thông qua. Nếu dự thảo không được thông qua, NCPO cũng sẽ phải chịu trách nhiệm vì điều đó.
Ông Abhisit nói rằng Đảng Dân chủ không muốn cả hai kịch bản đó xảy ra và vì thế đảng này kêu gọi chính quyền quân sự, đứng đầu là Thủ tướng Prayut Chan-ocha, “lùi lại một chút” và cho người dân được quyền quyết định về dự thảo hiến pháp mà không tạo ra bất kỳ sức ép nào đối với họ.
Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Prayut gỡ bỏ các hạn chế mà chính quyền quân sự đang áp đặt để dảm bảo cuộc trưng cầu dân ý sắp tới được tự do và công bằng.
Ủy ban Phát sóng và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC) ngày 4/7 đã quyết định đình chỉ hoạt động của kênh truyền hình Peace TV của phe Áo Đỏ trong vòng 30 ngày bắt đầu từ ngày 10/7 tới.
Quyết định này được đưa ra sau một cuộc họp cùng ngày của NBTC, dù trước đó phe Áo Đỏ đã chuyển đơn khiến nại đến cơ quan này.
Lý do Peace TV bị đình chỉ hoạt động là do kênh này đã phát sóng một số chương trình có nội dung vi phạm các sắc lệnh của Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO).
Đáng chú ý là lệnh đình chỉ hoạt động của kênh truyền hình này chỉ hết hiệu lực sau cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới, văn kiện mà phe Áo Đỏ đã tuyên bố là “phi dân chủ và không thể chấp nhận.”
Hồi tháng 4/2015, Peace TV cũng đã từng bị đình chỉ phát sóng và chỉ có thể hoạt động trở lại sau sự can thiệp của Tòa án Hành chính.
(VIETNAM+)