Trong các ngày từ 1-13/6, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức Hội nghị lao động quốc tế (ILC) lần thứ 105 để thảo luận về các vấn đề then chốt của lao động, trong đó có sự suy giảm của hoạt động lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu, người lao động trên biển và các quyền cơ bản của người lao động.
Trong các ngày từ 1-13/6, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức Hội nghị lao động quốc tế (ILC) lần thứ 105 để thảo luận về các vấn đề then chốt của lao động, trong đó có sự suy giảm của hoạt động lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu, người lao động trên biển và các quyền cơ bản của người lao động.
Tham gia hội nghị, đoàn Việt Nam đã có đại biểu đến từ đối tác ba bên bao gồm tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan chính phủ.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nhấn mạnh tầm quan trọng cũng việc tham gia có hiệu quả trong chuỗi cung ứng toàn cầu; khẳng định Việt Nam ủng hộ sáng kiến về “chấm dứt đói nghèo - ILO và Chương trình nghị sự 2030” cũng như các sáng kiến thiên niên kỷ chuẩn bị chào đón 100 năm thành lập ILO.
Việt Nam đánh giá cao việc hội nghị đã dành thời gian thảo luận nội dung Việc làm bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với tư cách là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với không ít thách thức như: chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và người lao động.
Về phía hoạt động của công đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho biết trong thời gian qua, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng luật pháp và chính sách liên quan đến người lao động. Ngoài ra, cũng chú trọng tính đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và người lãnh đạo.
Công đoàn Việt Nam coi trọng thương lượng, ký kết thỏa thuận lao động tập thể, coi đây là công cụ quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động cũng như chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Tham gia hội nghị, các đại diện Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương nhằm cụ thể hóa những thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với các đối tác. Trong đó, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam (VCA) Võ Kim Cự đã có buổi làm việc với đại diện của ILO, nhất trí về nhiều nội dung, như ILO cho biết sẽ hỗ trợ và tìm thị trường đầu ra cho một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tại một số thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Australia, Đức, Thụy Sĩ...
Trước đó, hôm 27/5, tại Hà Nội, VCA và ILO đã ký biên bản ghi nhớ các nội dung hợp tác song phương và hỗ trợ khu vực kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã.
Ngoài ra, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng lao động châu Á-Thái Bình Dương, có các buổi tiếp xúc và làm việc Phó Tổng giám đốc ILO Deborah Greenfield; Giám đốc ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tomoko Nishimoto; Chương trình Việc làm tốt hơn của ILO (Better Work) và các vụ, ban kỹ thuật của ILO; tiến hành gặp gỡ song phương với Thụy Sĩ, Indonesia; một số đoàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Canada.
Hội nghị lao động quốc tế là cơ chế ra quyết định cao nhất của ILO. Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên với sự tham gia của các đại diện ba bên gồm: chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động đến từ 186 quốc gia thành viên ILO./.
Trẻ em lao động tại mỏ đá ở Ouagadougou, Burkina Faso. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nhấn mạnh tầm quan trọng cũng việc tham gia có hiệu quả trong chuỗi cung ứng toàn cầu; khẳng định Việt Nam ủng hộ sáng kiến về “chấm dứt đói nghèo - ILO và Chương trình nghị sự 2030” cũng như các sáng kiến thiên niên kỷ chuẩn bị chào đón 100 năm thành lập ILO.
Việt Nam đánh giá cao việc hội nghị đã dành thời gian thảo luận nội dung Việc làm bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với tư cách là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với không ít thách thức như: chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và người lao động.
Về phía hoạt động của công đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho biết trong thời gian qua, Công đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng luật pháp và chính sách liên quan đến người lao động. Ngoài ra, cũng chú trọng tính đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và người lãnh đạo.
Công đoàn Việt Nam coi trọng thương lượng, ký kết thỏa thuận lao động tập thể, coi đây là công cụ quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động cũng như chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Tham gia hội nghị, các đại diện Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương nhằm cụ thể hóa những thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với các đối tác. Trong đó, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam (VCA) Võ Kim Cự đã có buổi làm việc với đại diện của ILO, nhất trí về nhiều nội dung, như ILO cho biết sẽ hỗ trợ và tìm thị trường đầu ra cho một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tại một số thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Australia, Đức, Thụy Sĩ...
Trước đó, hôm 27/5, tại Hà Nội, VCA và ILO đã ký biên bản ghi nhớ các nội dung hợp tác song phương và hỗ trợ khu vực kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã.
Ngoài ra, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng lao động châu Á-Thái Bình Dương, có các buổi tiếp xúc và làm việc Phó Tổng giám đốc ILO Deborah Greenfield; Giám đốc ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tomoko Nishimoto; Chương trình Việc làm tốt hơn của ILO (Better Work) và các vụ, ban kỹ thuật của ILO; tiến hành gặp gỡ song phương với Thụy Sĩ, Indonesia; một số đoàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Canada.
Hội nghị lao động quốc tế là cơ chế ra quyết định cao nhất của ILO. Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên với sự tham gia của các đại diện ba bên gồm: chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động đến từ 186 quốc gia thành viên ILO./.
(TTXVN/VIETNAM+)