Thủ tướng Anh David Cameron đã bác bỏ khả năng tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của nước này.
Thủ tướng Anh David Cameron đã bác bỏ khả năng tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của nước này.
Trong bối cảnh kiến nghị thư trực tuyến kêu gọi tiến hành lại cuộc trưng cầu ý dân giành được hơn 3 triệu chữ ký ủng hộ cùng những đồn đoán rằng chính phủ có thể tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần nữa sau khi nhất trí được về các điều khoản quan hệ mới với EU, người phát ngôn của Thủ tướng Anh nêu rõ đây không phải là một lựa chọn được tính đến.
Trưa 27/6, Thủ tướng Cameron đã chủ trì cuộc họp nội các đầu tiên kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân cho kết quả đa số người dân Anh chọn rời khỏi EU hôm 23/6 vừa qua.
Các bộ trưởng đã nhất trí về việc thành lập một cơ quan dân sự mới trực thuộc chính phủ để hoạch định các lựa chọn trong các cuộc tái thương lượng của Anh với EU.
Tuy nhiên, các cuộc thương lượng chính thức sẽ không bắt đầu cho tới khi Anh kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon - đánh dấu tiến trình kéo dài 2 năm về các thủ tục rút khỏi EU.
Thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức sau cuộc trưng cầu ý dân và nói rằng Thủ tướng mới sẽ là người khởi động tiến trình này.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi Quốc hội nước này không ngăn cản ý nguyện rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của người dân.
Trong bài phát biểu tại Hạ viện, ông Cameron nói: "Mặc dù rời khỏi EU không phải là con đường tôi đề xuất nhưng tôi là người đầu tiên ca ngợi sức mạnh đáng tin cậy của đất nước chúng ta. Khi chúng ta xúc tiến việc thực hiện quyết định này và đối mặt với những thách thức mà nó mang đến, tôi tin rằng chúng ta nên nhận thức rõ tầm nhìn về một nước Anh muốn được tôn trọng ở nước ngoài, có lòng khoan dung ở trong nước và được kết nối trong thế giới."
Ông Cameron cũng nói rằng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để thuyết phục nhà chức trách Pháp tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới.
Trước đó, báo chí Anh đưa tin cho rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến cộng đồng người di cư đang tá túc tại các khu ở tạm tại Calais (Pháp), có thêm động lực để vượt Eo biển Manche vào Anh do Pháp sẽ không cố ngăn cản họ nữa./.
Thủ tướng Anh David Cameron. (Nguồn: EPA/TTXVN) |
Trưa 27/6, Thủ tướng Cameron đã chủ trì cuộc họp nội các đầu tiên kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân cho kết quả đa số người dân Anh chọn rời khỏi EU hôm 23/6 vừa qua.
Các bộ trưởng đã nhất trí về việc thành lập một cơ quan dân sự mới trực thuộc chính phủ để hoạch định các lựa chọn trong các cuộc tái thương lượng của Anh với EU.
Tuy nhiên, các cuộc thương lượng chính thức sẽ không bắt đầu cho tới khi Anh kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon - đánh dấu tiến trình kéo dài 2 năm về các thủ tục rút khỏi EU.
Thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức sau cuộc trưng cầu ý dân và nói rằng Thủ tướng mới sẽ là người khởi động tiến trình này.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi Quốc hội nước này không ngăn cản ý nguyện rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của người dân.
Trong bài phát biểu tại Hạ viện, ông Cameron nói: "Mặc dù rời khỏi EU không phải là con đường tôi đề xuất nhưng tôi là người đầu tiên ca ngợi sức mạnh đáng tin cậy của đất nước chúng ta. Khi chúng ta xúc tiến việc thực hiện quyết định này và đối mặt với những thách thức mà nó mang đến, tôi tin rằng chúng ta nên nhận thức rõ tầm nhìn về một nước Anh muốn được tôn trọng ở nước ngoài, có lòng khoan dung ở trong nước và được kết nối trong thế giới."
Ông Cameron cũng nói rằng ông sẽ làm tất cả những gì có thể để thuyết phục nhà chức trách Pháp tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới.
Trước đó, báo chí Anh đưa tin cho rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến cộng đồng người di cư đang tá túc tại các khu ở tạm tại Calais (Pháp), có thêm động lực để vượt Eo biển Manche vào Anh do Pháp sẽ không cố ngăn cản họ nữa./.
(TTXVN/VIETNAM+)