Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Bộ trưởng Kinh tế Bỉ Kris Peeters ngày 16/6 bày tỏ lo lắng về tương lai của Bỉ trong trường hợp Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Bộ trưởng Kinh tế Bỉ Kris Peeters ngày 16/6 bày tỏ lo lắng về tương lai của Bỉ trong trường hợp Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu với nhật báo De Tijd và De Morgen, Bộ trưởng Kris Peeters nhấn mạnh nếu Brexit xảy ra, Bỉ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất so với các quốc gia châu Âu khác.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Bỉ sang Anh đạt hơn 30 tỷ euro và là đối tác thương mại thứ 4 của quốc gia này. Bỉ cũng là nước nhập khẩu đứng thứ 4 của Anh với kim ngạnh nhập khẩu hàng hóa từ Anh đạt 20 triệu euro.
Hiện, khoảng 220 doanh nghiệp của Bỉ có chi nhánh hoạt động tại Anh. Theo Bộ trưởng Kris Peeters, chính vì lý do này mà Bỉ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất so với các quốc gia châu Âu khác.
Nếu Anh rời khỏi EU, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bỉ sẽ giảm 0,5% từ nay đến năm 2017, tương đương với mức thiệt hại khoảng 2 tỷ euro.
Ngoài Bỉ, Hà Lan cũng chịu hậu quả trong trường hợp phe ủng hộ Anh rời EU chiến thắng.
Ngày 23/6, Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về việc đất nước này sẽ ở lại hay rời khỏi EU. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực đã hiện hữu ở Bỉ. Chỉ riêng sự không chắc chắn về Brexit đã đè nặng lên thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh doanh của Bỉ.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 16/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu chống việc nước này rời khỏi EU.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin, Thủ tướng Merkel cho rằng quyết định sẽ phụ thuộc vào người dân Anh, song nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn Anh tiếp tục là một phần của Liên minh châu Âu."
Về hậu quả kinh tế, Thủ tướng Merkel cho rằng nếu Anh rời EU, London sẽ không còn được hưởng lợi từ thị trường nội khối, từ những lợi ích cho Anh cũng như các thành viên châu Âu khác.
Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra Brexit, 27 nước còn lại của EU sẽ thực hiện mọi hình thức đàm phán với Anh như một "nước thứ ba."
Phát biểu bên cạnh người đồng cấp Đức, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cũng bày tỏ mong muốn Anh ở lại EU. Ông nhấn mạnh việc Anh tiếp tục trong thành phần EU sẽ tốt cho cả Anh và EU.
Thủ tướng Slovakia, nước sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU từ 1/7, nêu rõ, trong mọi trường hợp sẽ có "một châu Âu khác“ sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, đồng thời nhấn mạnh EU phải chuẩn bị trước "mọi thách thức“ cho tương lai của mình./.
Bộ trưởng Kinh tế Bỉ Kris Peeters. (Nguồn: Getty) |
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Bỉ sang Anh đạt hơn 30 tỷ euro và là đối tác thương mại thứ 4 của quốc gia này. Bỉ cũng là nước nhập khẩu đứng thứ 4 của Anh với kim ngạnh nhập khẩu hàng hóa từ Anh đạt 20 triệu euro.
Hiện, khoảng 220 doanh nghiệp của Bỉ có chi nhánh hoạt động tại Anh. Theo Bộ trưởng Kris Peeters, chính vì lý do này mà Bỉ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất so với các quốc gia châu Âu khác.
Nếu Anh rời khỏi EU, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bỉ sẽ giảm 0,5% từ nay đến năm 2017, tương đương với mức thiệt hại khoảng 2 tỷ euro.
Ngoài Bỉ, Hà Lan cũng chịu hậu quả trong trường hợp phe ủng hộ Anh rời EU chiến thắng.
Ngày 23/6, Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về việc đất nước này sẽ ở lại hay rời khỏi EU. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực đã hiện hữu ở Bỉ. Chỉ riêng sự không chắc chắn về Brexit đã đè nặng lên thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh doanh của Bỉ.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 16/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu chống việc nước này rời khỏi EU.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin, Thủ tướng Merkel cho rằng quyết định sẽ phụ thuộc vào người dân Anh, song nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn Anh tiếp tục là một phần của Liên minh châu Âu."
Về hậu quả kinh tế, Thủ tướng Merkel cho rằng nếu Anh rời EU, London sẽ không còn được hưởng lợi từ thị trường nội khối, từ những lợi ích cho Anh cũng như các thành viên châu Âu khác.
Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra Brexit, 27 nước còn lại của EU sẽ thực hiện mọi hình thức đàm phán với Anh như một "nước thứ ba."
Phát biểu bên cạnh người đồng cấp Đức, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cũng bày tỏ mong muốn Anh ở lại EU. Ông nhấn mạnh việc Anh tiếp tục trong thành phần EU sẽ tốt cho cả Anh và EU.
Thủ tướng Slovakia, nước sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU từ 1/7, nêu rõ, trong mọi trường hợp sẽ có "một châu Âu khác“ sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, đồng thời nhấn mạnh EU phải chuẩn bị trước "mọi thách thức“ cho tương lai của mình./.
(TTXVN/VIETNAM+)