Theo VOA, ngày 25/6, hơn 2 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Theo VOA, ngày 25/6, hơn 2 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Nỗi thất vọng của các cử tri ủng hộ Anh ở lại EU khi kết quả cuối cùng cuộc trưng cầu ý dân được công bố ở London ngày 24/6. (Nguồn: AFP/ TTXVN) |
Theo đánh giá, kiến nghị trên đã thu hút được nhiều chữ ký hơn bất kỳ bản kêu gọi nào khác trên trang mạng của Quốc hội Anh.
Theo quy định, một khi đơn đề nghị vượt qua con số 100.000 chữ ký, cơ quan lập pháp Anh sẽ phải cân nhắc tiến hành thảo luận.
Trong thỉnh nguyện thư được khởi xướng bởi công dân Anh William Oliver Healey có đoạn viết: "Chúng tôi ký tên dưới đây yêu cầu Chính phủ thực hiện một quy định, rằng nếu việc bỏ phiếu 'Ở lại" hay 'Ra đi' có số người đi bỏ phiếu ít hơn 60% tổng số cử tri, tại đó có ít hơn 75% cử tri bỏ phiếu ủng hộ một trong hai lựa chọn, thì nên thực hiện cuộc trưng cầu ý dân khác."
Kiến nghị trên kêu gọi chính phủ thực thi một điều khoản, theo đó nói rằng nếu bất kỳ bên nào (bỏ phiếu rời hoặc ở lại EU) giành được ít hơn 60% phiếu bầu với tổng tỷ lệ cử tri đi bầu dưới 75% thì cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ, 48,1% phản đối trong cuộc trưng cầu ý dân lịch sử diễn ra vào ngày 23/6.
Kết quả này không hoàn toàn bất ngờ vì trong suốt 4 tháng vận động quyết liệt của cả hai phe, nhiều người đã tiên đoán được kịch bản Brexit.
Cho dù EU đã có nhiều sự nhượng bộ thông qua việc trao cho Anh "quy chế đặc biệt" và các nhà lãnh đạo Anh và châu Âu, cũng như các chuyên gia kinh tế liên tục vẽ ra những viễn cảnh ảm đạm đối với việc Anh rời EU, rốt cuộc người dân Anh vẫn có sự lựa chọn riêng của họ./.