Lực lượng bảo vệ bờ biển của Italy cho biết khoảng 2.000 người di cư đã được cứu sống tại vùng biển ngoài khơi Libya trong hàng loạt chiến dịch cứu hộ mới nhất ngày 9/6 trên biển Địa Trung Hải.
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Italy cho biết khoảng 2.000 người di cư đã được cứu sống tại vùng biển ngoài khơi Libya trong hàng loạt chiến dịch cứu hộ mới nhất ngày 9/6 trên biển Địa Trung Hải.
Thông báo của lực lượng trên nêu rõ những người di cư trên được giải cứu trong 15 chiến dịch phối hợp với sự trợ giúp của các tàu hải quân Italy cùng tàu của Cơ quan Giám sát biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) đang thực hiện chiến dịch quân sự Sophia nhằm bắt giữ các đối tượng buôn người ngoài khơi Libya.
Trước đó, ngày 8/6 vừa qua, hơn 800 người di cư cũng đã được cứu sống tại vùng biển ngoài khơi Libya, chủ yếu nhờ các tàu cứu nạn của các tổ chức nhân đạo.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính kể từ đầu năm đến nay đã có hơn 48.000 người di cư, chủ yếu là những người thuộc khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, đến Italy với mong muốn kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại châu Âu. Con số này cũng tương đương với số liệu thống kê được trong cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, khác với những năm trước đây, các lượt người di cư mới mắc kẹt tại các trại tị nạn đông đúc, chật chội ở Italy đang ngày càng gia tăng do họ buộc phải chuyển hướng sau khi lộ trình Balkan - tuyến đường lý tưởng của người di cư, bị đóng lại hồi tháng Ba vừa qua.
Trong khi đó, các tổ chức từ thiện như MSF, Tổ chức vận động chống đói nghèo Oxfam hay Quỹ cứu trợ trẻ em ngày càng bày tỏ quan ngại về điều kiện sống khắc nghiệt, tồi tàn mà những người di cư đang phải đối mặt - điều cũng từng là vấn đề nhức nhối dọc biên giới Hy Lạp.
Cùng ngày, Hungary đã từ chối tiếp nhận trở lại bất kỳ trường hợp nào trong số hàng nghìn người di cư hiện ở Áo mà phía Áo cho rằng cần được đưa trở lại Budapest căn cứ theo các quy định trong Hiệp ước Dublin của Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại buổi họp báo chung ở thủ đô Budapest với người đồng cấp Áo Hans Peter Doskozil đang ở thăm Hungary, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Istvan Simicsko nhấn mạnh Hungary không thể tiếp nhận trở lại những người di cư này bởi họ đã đi qua một số nước trước khi tới Hungary, trong khi theo Hiệp ước Dublin, nơi phải tiếp nhận và xử lý đơn xin tị nạn của những người di cư này là nước EU đầu tiên mà họ đặt chân tới trong hành trình di cư.
Theo Bộ Quốc phòng Áo, mỗi ngày có khoảng 150 người tị nạn vào Áo là từ Hungary, và những người này tới Hungary sau khi đi qua Hy Lạp, Macedonia, Bulgaria và Serbia.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Nội Áo, Karl-Heinz Grundboeck nhấn mạnh Vienna rất kỳ vọng có thẻ đưa người tị nạn trở lại Hungary, bởi nước này vừa là thành viên của EU, thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen và cũng là một trong số các bên tham gia ký Hiệp ước Dublin. Ông Grundboeck cũng khẳng định kỳ vọng này của Áo được đưa ra dựa trên khung pháp lý phù hợp.
Bên cạnh đó, ông còn cho biết thêm vào cuối tháng Sáu, các quan chức Bộ Nội vụ Áo sẽ tới Hungary thảo luận vấn đề này, trong khi hãng thông tấn Áo đưa tin nhiều khả năng các bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng ba nước Áo, Hungary và Slovenia cũng sẽ nhóm họp trong thời gian tới./.
Người di cư được đưa tới cảng Tripoli, Libya sau khi bị ngăn chặn trên biển. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Trước đó, ngày 8/6 vừa qua, hơn 800 người di cư cũng đã được cứu sống tại vùng biển ngoài khơi Libya, chủ yếu nhờ các tàu cứu nạn của các tổ chức nhân đạo.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính kể từ đầu năm đến nay đã có hơn 48.000 người di cư, chủ yếu là những người thuộc khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, đến Italy với mong muốn kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn tại châu Âu. Con số này cũng tương đương với số liệu thống kê được trong cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, khác với những năm trước đây, các lượt người di cư mới mắc kẹt tại các trại tị nạn đông đúc, chật chội ở Italy đang ngày càng gia tăng do họ buộc phải chuyển hướng sau khi lộ trình Balkan - tuyến đường lý tưởng của người di cư, bị đóng lại hồi tháng Ba vừa qua.
Trong khi đó, các tổ chức từ thiện như MSF, Tổ chức vận động chống đói nghèo Oxfam hay Quỹ cứu trợ trẻ em ngày càng bày tỏ quan ngại về điều kiện sống khắc nghiệt, tồi tàn mà những người di cư đang phải đối mặt - điều cũng từng là vấn đề nhức nhối dọc biên giới Hy Lạp.
Cùng ngày, Hungary đã từ chối tiếp nhận trở lại bất kỳ trường hợp nào trong số hàng nghìn người di cư hiện ở Áo mà phía Áo cho rằng cần được đưa trở lại Budapest căn cứ theo các quy định trong Hiệp ước Dublin của Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại buổi họp báo chung ở thủ đô Budapest với người đồng cấp Áo Hans Peter Doskozil đang ở thăm Hungary, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Istvan Simicsko nhấn mạnh Hungary không thể tiếp nhận trở lại những người di cư này bởi họ đã đi qua một số nước trước khi tới Hungary, trong khi theo Hiệp ước Dublin, nơi phải tiếp nhận và xử lý đơn xin tị nạn của những người di cư này là nước EU đầu tiên mà họ đặt chân tới trong hành trình di cư.
Theo Bộ Quốc phòng Áo, mỗi ngày có khoảng 150 người tị nạn vào Áo là từ Hungary, và những người này tới Hungary sau khi đi qua Hy Lạp, Macedonia, Bulgaria và Serbia.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Nội Áo, Karl-Heinz Grundboeck nhấn mạnh Vienna rất kỳ vọng có thẻ đưa người tị nạn trở lại Hungary, bởi nước này vừa là thành viên của EU, thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen và cũng là một trong số các bên tham gia ký Hiệp ước Dublin. Ông Grundboeck cũng khẳng định kỳ vọng này của Áo được đưa ra dựa trên khung pháp lý phù hợp.
Bên cạnh đó, ông còn cho biết thêm vào cuối tháng Sáu, các quan chức Bộ Nội vụ Áo sẽ tới Hungary thảo luận vấn đề này, trong khi hãng thông tấn Áo đưa tin nhiều khả năng các bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng ba nước Áo, Hungary và Slovenia cũng sẽ nhóm họp trong thời gian tới./.
(TTXVN/VIETNAM+)