Theo Sputnik, trong bối cảnh cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit, báo Mỹ The Washington Post ngày 26/6 đã nêu 7 lý do khiến một số người châu Âu có thái độ tiêu cực với EU.
Theo Sputnik, trong bối cảnh cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit, báo Mỹ The Washington Post ngày 26/6 đã nêu 7 lý do khiến một số người châu Âu có thái độ tiêu cực với EU.
Lý do đầu tiên là phải "trả tiền nuôi các quan chức châu Âu." Ở đây nói đến mức lương quá cao của một số đại diện EU.
Lý do thứ hai là những chuyến đi tốn kém. Nghị viện châu Âu tập trung họp hàng tháng tại Strasbourg, mặc dù thực tế phần lớn các hoạt động của EU được quy định từ Brussels.
Lý do thứ ba là các chỉ tiêu của EU thường đi quá xa.
Lý do thứ tư là sự thiếu minh bạch: các quyết định quan trọng của EU được thực hiện sau những cánh cửa khép kín.
Lý do thứ năm là EU không để ý đến việc các cử tri bác bỏ sáng kiến cụ thể nào đó và kết quả là vẫn tìm ra cách để thông qua.
Lý do thứ sáu là lượng tiền rất lớn cho phiên dịch.
Cuối cùng là tình trạng quan liêu quá mức. Mỗi nước thành viên của EU phải bổ nhiệm một ủy viên có nhiệm vụ chính là giám sát một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó.
Và khi EU mở rộng, Brussels cần phải lập ra cơ quan mới để phù hợp với số lượng ủy viên.
Liên quan tới vấn đề Brexit, truyền thông Italy đưa tin Giáo hoàng Francis tối 26/6 đã phát biểu rằng có lẽ EU nên nghĩ tới một hình thức tổ chức mới và nới lỏng hơn.
Giáo hoàng cho rằng bước đi mà EU phải thực hiện để củng cố sức mạnh là bước đi sáng tạo và thậm chí là gây "mất đoàn kết" đáng kể, đó là, để các các quốc gia EU độc lập và tự do hơn và cũng để họ suy nghĩ về một hình thức liên kết khác./.
Cờ Anh (trái) và cờ EU (phải). (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Lý do thứ hai là những chuyến đi tốn kém. Nghị viện châu Âu tập trung họp hàng tháng tại Strasbourg, mặc dù thực tế phần lớn các hoạt động của EU được quy định từ Brussels.
Lý do thứ ba là các chỉ tiêu của EU thường đi quá xa.
Lý do thứ tư là sự thiếu minh bạch: các quyết định quan trọng của EU được thực hiện sau những cánh cửa khép kín.
Lý do thứ năm là EU không để ý đến việc các cử tri bác bỏ sáng kiến cụ thể nào đó và kết quả là vẫn tìm ra cách để thông qua.
Lý do thứ sáu là lượng tiền rất lớn cho phiên dịch.
Cuối cùng là tình trạng quan liêu quá mức. Mỗi nước thành viên của EU phải bổ nhiệm một ủy viên có nhiệm vụ chính là giám sát một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó.
Và khi EU mở rộng, Brussels cần phải lập ra cơ quan mới để phù hợp với số lượng ủy viên.
Liên quan tới vấn đề Brexit, truyền thông Italy đưa tin Giáo hoàng Francis tối 26/6 đã phát biểu rằng có lẽ EU nên nghĩ tới một hình thức tổ chức mới và nới lỏng hơn.
Giáo hoàng cho rằng bước đi mà EU phải thực hiện để củng cố sức mạnh là bước đi sáng tạo và thậm chí là gây "mất đoàn kết" đáng kể, đó là, để các các quốc gia EU độc lập và tự do hơn và cũng để họ suy nghĩ về một hình thức liên kết khác./.
(VIETNAM+)