Trang tin RT của Nga vừa cho biết Ấn Độ muốn xây dựng một hệ thống theo dõi vệ tinh và trung tâm hình ảnh vệ tinh ở Việt Nam, nhằm phục vụ các hoạt động có mục đích dân sự.
Trang tin RT của Nga vừa cho biết Ấn Độ muốn xây dựng một hệ thống theo dõi vệ tinh và trung tâm hình ảnh vệ tinh ở Việt Nam, nhằm phục vụ các hoạt động có mục đích dân sự.
Theo RT, cơ sở này sẽ giúp Hà Nội tiếp cận nhiều dữ liệu thu từ các vệ tinh Ấn Độ đang hoạt động trong khu vực, vốn bao phủ cả Trung Quốc và Biển Đông.
Các chuyên gia an ninh đánh giá những bức ảnh thu từ vệ tinh quan sát Trái đất có thể được dùng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên Ấn Độ nói rằng chúng chỉ được dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và môi trường.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố việc Ấn Đô xây trạm theo dõi vệ tinh không phải là một vấn đề cần quan ngại về mặt quân sự. Tuy nhiên Trevor Hollingsbee, một chuyên gia hải quân đã về hưu của Bộ Quốc phòng Anh, cảnh báo rằng công nghệ ngày hôm nay đã rất tiến bộ, tới mức vệ tinh có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
"Sự kiến bộ công nghệ có nghĩa lằn ranh giữa vệ tinh quân sự và dân sự bị xóa mờ," ông nói với Reuters. "Trong một số trường hợp, các bức ảnh thu từ vệ tinh dân sự hiện đại đủ tốt để phục vụ cho hoạt động quân sự."
Theo RT, hệ thống theo dõi vệ tinh và trung tâm thu dữ liệu có khả năng được đặt ở TP Hồ Chí Minh. Hệ thống này được xây dựng bằng tiền vốn của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (IRSO.) Tổng chi phí sẽ rơi vào khoảng 23 triệu USD. Tuy nhiên chưa có khung thời gian cụ thể cho thấy khi nào trung tâm này sẽ đi vào hoạt động.
"Mọi chuyện vẫn đang ở trong giai đoạn đầu. Chúng tôi vẫn đang thảo luận với nhà chức trách Việt Nam," ông Deviprasad Karnik, một quan chức IRSO, cho biết./.
Ấn Độ phóng tên lửa đưa nhiều vệ tinh vào không gian trong tháng 6 này (Nguồn: RT) |
Các chuyên gia an ninh đánh giá những bức ảnh thu từ vệ tinh quan sát Trái đất có thể được dùng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên Ấn Độ nói rằng chúng chỉ được dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và môi trường.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố việc Ấn Đô xây trạm theo dõi vệ tinh không phải là một vấn đề cần quan ngại về mặt quân sự. Tuy nhiên Trevor Hollingsbee, một chuyên gia hải quân đã về hưu của Bộ Quốc phòng Anh, cảnh báo rằng công nghệ ngày hôm nay đã rất tiến bộ, tới mức vệ tinh có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
"Sự kiến bộ công nghệ có nghĩa lằn ranh giữa vệ tinh quân sự và dân sự bị xóa mờ," ông nói với Reuters. "Trong một số trường hợp, các bức ảnh thu từ vệ tinh dân sự hiện đại đủ tốt để phục vụ cho hoạt động quân sự."
Theo RT, hệ thống theo dõi vệ tinh và trung tâm thu dữ liệu có khả năng được đặt ở TP Hồ Chí Minh. Hệ thống này được xây dựng bằng tiền vốn của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (IRSO.) Tổng chi phí sẽ rơi vào khoảng 23 triệu USD. Tuy nhiên chưa có khung thời gian cụ thể cho thấy khi nào trung tâm này sẽ đi vào hoạt động.
"Mọi chuyện vẫn đang ở trong giai đoạn đầu. Chúng tôi vẫn đang thảo luận với nhà chức trách Việt Nam," ông Deviprasad Karnik, một quan chức IRSO, cho biết./.
(VIETNAM+)