Chính phủ Mỹ mới đây đã quyết định ngừng cấp hàng triệu USD tiền hỗ trợ nhân đạo cho 14 thực thể và cá nhân tham gia các chương trình viện trợ nhân đạo giúp người dân Syria sau khi một mạng lưới tham nhũng tiền hỗ trợ nhân đạo bị lật tẩy với sự dính líu của nhân viên các tổ chức này.
Chính phủ Mỹ mới đây đã quyết định ngừng cấp hàng triệu USD tiền hỗ trợ nhân đạo cho 14 thực thể và cá nhân tham gia các chương trình viện trợ nhân đạo giúp người dân Syria sau khi một mạng lưới tham nhũng tiền hỗ trợ nhân đạo bị lật tẩy với sự dính líu của nhân viên các tổ chức này.
Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) nêu rõ 14 cá nhân và các thực thể có liên quan đến các chương trình hỗ trợ nhân đạo tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được nhận các khoản tài chính hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.
Điều tra ban đầu cho thấy mạng lưới tham nhũng có sự tham gia của các doanh nhân, nhân viên thuộc các tổ chức phi chính phủ và một số khác.
Những thực thể và cá nhân này đã "bỏ túi" số tiền chênh lệch khi "vượt chi một cách có hệ thống" các hợp đồng mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân Syria với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ.
USAID không tiết lộ số tiền bị cắt, tuy nhiên nguồn tin của một trong số các tổ chức phi chính phủ cho hay khoản tiền bị ngưng cấp có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Danh tính của các quỹ nhân đạo không được tiết lộ, song trong số các tổ chức bị ảnh hưởng có Quân đoàn Y tế Quốc tế (IMC), Ủy ban cứu trợ quốc tế (IRC) và Mục tiêu từ thiện Ireland.
Một quan chức USAID giấu tên nhận định điều đáng quan ngại nhất chính là chất lượng nhu yếu phẩm như chăn mền được gửi đến người dân Syria. Quan chức này cho rằng thay vì mua các sản phẩm có chất lượng, một số tổ chức từ thiện đã mua các sản phẩm kém chất lượng từ các các công ty Thổ Nhĩ Kỳ ở mức giá được thổi phồng, sau đó "đút túi" số tiền chênh lệch.
Trước thông tin này, IMC xác nhận đã sa thải một số nhân viên bị nghi dính líu đến đường dây tham nhũng này. Cơ quan này đồng thời nhấn mạnh đang tích cực hợp tác với USAID và triển khai cuộc điều tra nội bộ nhằm làm sáng tỏ cáo buộc trên.
IMC là tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận và là một trong số những cơ quan viện trợ nhân đạo lớn nhất tham gia trợ giúp về y tế cho người dân Syria trong nước và tại các trại tị nạn ở nước ngoài. Trong khi đó, IRC chưa đưa ra bình luận đối với thông tin trên.
Trong năm 2015, chính phủ Mỹ đã hỗ trợ khoảng 397 triệu USD cho các tổ chức viện trợ nhân đạo hoạt động tại Syria, trong đó có cả Cơ quan Kiểm soát tài chính thuộc Liên hợp quốc./.
Trẻ em Syria nhân hàng viện trợ. (Nguồn: AFP) |
Điều tra ban đầu cho thấy mạng lưới tham nhũng có sự tham gia của các doanh nhân, nhân viên thuộc các tổ chức phi chính phủ và một số khác.
Những thực thể và cá nhân này đã "bỏ túi" số tiền chênh lệch khi "vượt chi một cách có hệ thống" các hợp đồng mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân Syria với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ.
USAID không tiết lộ số tiền bị cắt, tuy nhiên nguồn tin của một trong số các tổ chức phi chính phủ cho hay khoản tiền bị ngưng cấp có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Danh tính của các quỹ nhân đạo không được tiết lộ, song trong số các tổ chức bị ảnh hưởng có Quân đoàn Y tế Quốc tế (IMC), Ủy ban cứu trợ quốc tế (IRC) và Mục tiêu từ thiện Ireland.
Một quan chức USAID giấu tên nhận định điều đáng quan ngại nhất chính là chất lượng nhu yếu phẩm như chăn mền được gửi đến người dân Syria. Quan chức này cho rằng thay vì mua các sản phẩm có chất lượng, một số tổ chức từ thiện đã mua các sản phẩm kém chất lượng từ các các công ty Thổ Nhĩ Kỳ ở mức giá được thổi phồng, sau đó "đút túi" số tiền chênh lệch.
Trước thông tin này, IMC xác nhận đã sa thải một số nhân viên bị nghi dính líu đến đường dây tham nhũng này. Cơ quan này đồng thời nhấn mạnh đang tích cực hợp tác với USAID và triển khai cuộc điều tra nội bộ nhằm làm sáng tỏ cáo buộc trên.
IMC là tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận và là một trong số những cơ quan viện trợ nhân đạo lớn nhất tham gia trợ giúp về y tế cho người dân Syria trong nước và tại các trại tị nạn ở nước ngoài. Trong khi đó, IRC chưa đưa ra bình luận đối với thông tin trên.
Trong năm 2015, chính phủ Mỹ đã hỗ trợ khoảng 397 triệu USD cho các tổ chức viện trợ nhân đạo hoạt động tại Syria, trong đó có cả Cơ quan Kiểm soát tài chính thuộc Liên hợp quốc./.
(TTXVN/VIETNAM+)