Ngày 5/4, người đứng đầu Văn phòng Tổng cục thuế Canada Diane Lebouthillier đã yêu cầu tất cả các nhân viên thuế vụ phải tập hợp những giấy tờ liên quan để rà soát từng trường hợp đóng thuế, đồng thời tiếp cận các thông tin trong "Hồ sơ Panama" để đối chiếu với cơ sở dữ liệu mà cơ quan này đang lưu trữ.
Ngày 5/4, người đứng đầu Văn phòng Tổng cục thuế Canada Diane Lebouthillier đã yêu cầu tất cả các nhân viên thuế vụ phải tập hợp những giấy tờ liên quan để rà soát từng trường hợp đóng thuế, đồng thời tiếp cận các thông tin trong “Hồ sơ Panama” để đối chiếu với cơ sở dữ liệu mà cơ quan này đang lưu trữ.
Thông báo của Văn phòng Tổng cục thuế nêu rõ bà Lebouthillier đang theo dõi sát mọi động thái xung quanh vụ rò rỉ 11,5 triệu trang tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama, đặc biệt sau khi các thông tin do báo chí Canada tiết lộ cho biết có tới 350 cá nhân và tổ chức của nước này bị nêu tên trong danh sách, trong đó đáng chú ý có Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) – thể chế tài chính cho vay lớn nhất nước và cũng là một trong năm ngân hàng lớn nhất Canada.
Theo người phát ngôn của Tổng cục thuế, ngoài việc tiến hành rà soát các số liệu và tài liệu liên quan, cơ quan này cũng sẽ tiến hành một nghiên cứu toàn diện về tình trạng “thất thoát thuế” thông qua việc đối chiếu doanh thu thuế thực tế với tổng số thuế đáng lẽ phải thu được từ toàn bộ các hoạt động trong nền kinh tế.
Nhiều hãng truyền thông tại Canada cho rằng việc xác định đúng số liệu thất thu sẽ giúp Tổng cục thuế Canada lần ra các vụ gian lận và truy thu bổ sung cho ngân sách.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này đang đặt ra thách thức lớn cho Tổng cục thuế Canada sau nhiều năm bị cắt giảm ngân sách và co hẹp hoạt động.
Cơ quan này cho biết sẽ phải mất hàng năm mới có thể xây dựng đội ngũ kiểm toán và điều tra viên để có thể đẩy mạnh công tác chống gian lận thuế.
Trong ngân sách liên bang vừa công bố, Chính phủ Canada đồng ý rót thêm 444 triệu đôla Canada (CAD) trong vòng năm năm cho Tổng cục thuế.
Theo quy định tại Canada, tất cả các công dân nước này khi đầu tư ra nước ngoài hàng năm đều phải nộp báo cáo thu nhập về trong nước.
Từ năm 2015, Tổng cục thuế Canada lưu lại toàn bộ các giao dịch chuyển tiền quốc tế có giá trị từ 10.000 CAD trở lên, đồng thời tiến hành kiểm toán đối với những trường hợp khả nghi.
Trong diễn biến liên quan, Chính phủ Panama cùng ngày cảnh báo có thể trả đũa nếu Pháp thực thi quyết định đưa quốc gia Trung Mỹ này trở lại danh sách "thiên đường thuế quan" sau những tiết lộ gây chấn động từ "Hồ sơ Panama."
Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Alvaro Aleman, Bộ trưởng cố vấn cho tổng thống (chức vụ tương đương thủ tướng), cho biết tại Panama có một đạo luật về đặt ra các biện pháp trả đũa nhằm vào những nước đưa quốc gia Trung Mỹ này vào "các danh sách xám."
Ông nhấn mạnh chính phủ sẽ phải phân tích tình hình và sẵn sàng đưa ra một loạt biện pháp hướng tới thông qua các biện pháp trả đũa.
Cảnh báo trên của ông Aleman được đưa ra một ngày sau khi Pháp quyết định đưa Panama trở lại danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế.
Năm 2012, Pháp đã đưa Panama ra khỏi danh sách đen "Các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác" (ETNC) sau khi hai nước ký thỏa thuận về chống gian lận thuế.
Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" hiện đang là tâm điểm của sự chú ý trên thế giới khi nó hé lộ về một vụ tham nhũng toàn cầu, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
Các tài liệu rò rỉ liên quan tới hoạt động của công ty luật Mossack Fonseca tại Panama cho thấy công ty này đã "giúp đỡ" nhiều nhân vật có thế lực cũng như nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trốn thuế.
Chính quyền Panama lo ngại những tiết lộ từ "Hồ sơ Panama" có thể phá hỏng nhiều năm nỗ lực của nước này để xóa đi tiếng xấu là thiên đường cho những đối tượng rửa tiền và trốn thuế.
Tòa nhà trụ sở của Công ty luật "thiên đường trốn thuế" Mossack Fonseca tại thành phố Panama City. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo người phát ngôn của Tổng cục thuế, ngoài việc tiến hành rà soát các số liệu và tài liệu liên quan, cơ quan này cũng sẽ tiến hành một nghiên cứu toàn diện về tình trạng “thất thoát thuế” thông qua việc đối chiếu doanh thu thuế thực tế với tổng số thuế đáng lẽ phải thu được từ toàn bộ các hoạt động trong nền kinh tế.
Nhiều hãng truyền thông tại Canada cho rằng việc xác định đúng số liệu thất thu sẽ giúp Tổng cục thuế Canada lần ra các vụ gian lận và truy thu bổ sung cho ngân sách.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này đang đặt ra thách thức lớn cho Tổng cục thuế Canada sau nhiều năm bị cắt giảm ngân sách và co hẹp hoạt động.
Cơ quan này cho biết sẽ phải mất hàng năm mới có thể xây dựng đội ngũ kiểm toán và điều tra viên để có thể đẩy mạnh công tác chống gian lận thuế.
Trong ngân sách liên bang vừa công bố, Chính phủ Canada đồng ý rót thêm 444 triệu đôla Canada (CAD) trong vòng năm năm cho Tổng cục thuế.
Theo quy định tại Canada, tất cả các công dân nước này khi đầu tư ra nước ngoài hàng năm đều phải nộp báo cáo thu nhập về trong nước.
Từ năm 2015, Tổng cục thuế Canada lưu lại toàn bộ các giao dịch chuyển tiền quốc tế có giá trị từ 10.000 CAD trở lên, đồng thời tiến hành kiểm toán đối với những trường hợp khả nghi.
Trong diễn biến liên quan, Chính phủ Panama cùng ngày cảnh báo có thể trả đũa nếu Pháp thực thi quyết định đưa quốc gia Trung Mỹ này trở lại danh sách "thiên đường thuế quan" sau những tiết lộ gây chấn động từ "Hồ sơ Panama."
Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Alvaro Aleman, Bộ trưởng cố vấn cho tổng thống (chức vụ tương đương thủ tướng), cho biết tại Panama có một đạo luật về đặt ra các biện pháp trả đũa nhằm vào những nước đưa quốc gia Trung Mỹ này vào "các danh sách xám."
Ông nhấn mạnh chính phủ sẽ phải phân tích tình hình và sẵn sàng đưa ra một loạt biện pháp hướng tới thông qua các biện pháp trả đũa.
Cảnh báo trên của ông Aleman được đưa ra một ngày sau khi Pháp quyết định đưa Panama trở lại danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác trong cuộc chiến chống nạn trốn thuế.
Năm 2012, Pháp đã đưa Panama ra khỏi danh sách đen "Các quốc gia và vùng lãnh thổ không hợp tác" (ETNC) sau khi hai nước ký thỏa thuận về chống gian lận thuế.
Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" hiện đang là tâm điểm của sự chú ý trên thế giới khi nó hé lộ về một vụ tham nhũng toàn cầu, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
Các tài liệu rò rỉ liên quan tới hoạt động của công ty luật Mossack Fonseca tại Panama cho thấy công ty này đã "giúp đỡ" nhiều nhân vật có thế lực cũng như nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới trốn thuế.
Chính quyền Panama lo ngại những tiết lộ từ "Hồ sơ Panama" có thể phá hỏng nhiều năm nỗ lực của nước này để xóa đi tiếng xấu là thiên đường cho những đối tượng rửa tiền và trốn thuế.
(TTXVN/VIETNAM+)