Các biện pháp trừng phạt Nga đã khiến các doanh nghiệp Đức thiệt hại nặng khi xuất khẩu trong 3 năm qua giảm 50%, trong khi hàng trăm doanh nghiệp đã phải rút khỏi Nga.
Các biện pháp trừng phạt Nga đã khiến các doanh nghiệp Đức thiệt hại nặng khi xuất khẩu trong 3 năm qua giảm 50%, trong khi hàng trăm doanh nghiệp đã phải rút khỏi Nga.
Ngày 20/2, phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo chí sở tại đưa tin kinh tế Đức trong 3 năm qua đã mất khoảng 50% nguồn thu xuất khẩu sang Nga. Trong năm 2015, doanh thu xuất khẩu của Đức sang Nga đã giảm 25%, xuống còn khoảng 21 tỷ euro và trong năm nay, doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng âm, với mức dưới 20 tỷ euro.
Ủy ban Quan hệ kinh tế với các nước phương Đông của Đức kêu gọi chính phủ giảm căng thẳng với Nga cũng như từng bước dỡ bỏ trừng phạt nước này. Lãnh đạo ủy ban trên, ông Wolfgang Büchele cho rằng Berlin cần phải giúp Moskva thoát khỏi sự cô lập.
Theo ông, sự xuất hiện của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua là bước tiến theo hướng này. Tuy nhiên, ông đánh giá việc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt Nga trước tháng 7/2016 là điều không thực tế.
Cho tới nay đã có hàng trăm doanh nghiệp Đức phải rút khỏi Nga. Theo Ủy ban Quan hệ kinh tế với các nước phương Đông của Đức, số doanh nghiệp Đức hoạt động ở Nga từ con số 6.000 đã rút xuống còn khoảng 5.600 doanh nghiệp. Mặc dù trên 80% số doanh nghiệp này cho rằng năm 2016 là năm không thuận lợi với nền kinh tế Nga, song họ vẫn ở lại nước này.
Theo ông Büchele, hiện nay các biện pháp trừng phạt của phương Tây không phải là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế Nga, mà yếu tố chính tác động tới kinh tế nước này là giá dầu giảm và đồng ruble mất giá./.
Một công nhân làm việc trong nhà máy thép của công ty Arcelor Mittal ở Hamburg, Đức. (Nguồn: Reuters). |
Ủy ban Quan hệ kinh tế với các nước phương Đông của Đức kêu gọi chính phủ giảm căng thẳng với Nga cũng như từng bước dỡ bỏ trừng phạt nước này. Lãnh đạo ủy ban trên, ông Wolfgang Büchele cho rằng Berlin cần phải giúp Moskva thoát khỏi sự cô lập.
Theo ông, sự xuất hiện của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua là bước tiến theo hướng này. Tuy nhiên, ông đánh giá việc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt Nga trước tháng 7/2016 là điều không thực tế.
Cho tới nay đã có hàng trăm doanh nghiệp Đức phải rút khỏi Nga. Theo Ủy ban Quan hệ kinh tế với các nước phương Đông của Đức, số doanh nghiệp Đức hoạt động ở Nga từ con số 6.000 đã rút xuống còn khoảng 5.600 doanh nghiệp. Mặc dù trên 80% số doanh nghiệp này cho rằng năm 2016 là năm không thuận lợi với nền kinh tế Nga, song họ vẫn ở lại nước này.
Theo ông Büchele, hiện nay các biện pháp trừng phạt của phương Tây không phải là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế Nga, mà yếu tố chính tác động tới kinh tế nước này là giá dầu giảm và đồng ruble mất giá./.
(TTXVN/VIETNAM+)