Giám đốc Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) Rob Wainwright ngày 19-2 cho biết châu Âu đang đứng trước nguy cơ khủng bố lớn nhất kể từ hơn một thập kỷ qua.
* EU cam kết thực thi các thỏa thuận di cư hiện hành
Giám đốc Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) Rob Wainwright ngày 19-2 cho biết châu Âu đang đứng trước nguy cơ khủng bố lớn nhất kể từ hơn một thập kỷ qua.
Binh sỹ Bỉ tuần tra tại thủ đô Brussels - Nguồn: AP |
Ông Wainwright cảnh báo IS có thể tấn công ở địa điểm bất kỳ ở châu Âu với mục tiêu gây ra tổn thất lớn về người và tài sản, đồng thời nhắc lại vụ khủng bố ở Paris cho thấy IS đã đạt tới giới hạn mới trong việc tấn công khủng bố liên hoàn.
Giám đốc Europol cũng đề cập nguy cơ không thể xem nhẹ liên quan đến các đối tượng riêng lẻ, trong đó ước tính có từ 3.000 đến 5.000 công dân châu Âu đã trở về châu lục này sau khi tới các vùng chiến sự ở Trung Đông và có kinh nghiệm chiến đấu tại đây. Điều này đặt ra những thách thức mới cho các nước châu Âu.
Giám đốc Europol cũng cho biết chưa có cơ sở khẳng định các tổ chức khủng bố trà trộn người "một cách có hệ thống“ vào dòng người di cư tới châu Âu.
* Trong khi đó cùng ngày, các nhà lãnh đạo của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thực thi các thỏa thuận hiện hành liên quan tới cuộc khủng hoảng người di cư đang tác động tiêu cực tới “lục địa già”, đặc biệt là thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài 2 ngày từ 18-2, các nhà lãnh đạo khối này đã đi đến thống nhất rằng vẫn sẽ ưu tiên thực thi đầy đủ và nhanh chóng Kế hoạch Hành động EU-Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng người di cư, cũng như bắt giữ các đối tượng và mạng lưới buôn người. Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước còn hoan nghênh sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc giám sát các hoạt động vượt biển Aegean trái phép, đồng thời kêu gọi các thành viên NATO tích cực hỗ trợ hoạt động này. Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh EU cũng kêu gọi mọi thể chế và các nước thành viên EU đoàn kết để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Kế hoạch Hành động EU-Thổ Nhĩ Kỳ được 2 bên ký kết hồi tháng 11-2014, theo đó Ankara nhất trí bảo vệ biên giới EU khỏi dòng người di cư để đổi lấy khoản hỗ trợ 3 tỷ USD và được xem xét nỗ lực của nước này trong việc xin gia nhập EU.
Các nước Đông Nam Âu thiết lập điểm tiếp nhận chung Ngày 18-2, lực lượng an ninh 5 quốc gia Đông Nam Âu tuyên bố đạt thỏa thuận thành lập một trung tâm đăng ký tỵ nạn chung tại biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia. Năm quốc gia dọc hành trình di cư ở Đông Nam châu Âu gồm Macedonia, Serbia, Croatia, Slovenia và Áo sẽ kết hợp trong việc tiếp nhận đăng ký nhập cư đối với những người tỵ nạn chiến tranh trước khi tiến hành các bước tiếp theo. |
(Theo Reuters, AFP)