Trong một động thái nhằm đẩy mạnh thắt chặt an ninh trong bối cảnh thế giới vẫn đang chấn động trước cuộc khủng bố Paris, nhiều nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ quan ngại về chương trình miễn thị thực nhập cảnh (visa) vào Mỹ đối với công dân một số nước, trong đó có Pháp.
Trong một động thái nhằm đẩy mạnh thắt chặt an ninh trong bối cảnh thế giới vẫn đang chấn động trước cuộc khủng bố Paris, nhiều nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ quan ngại về chương trình miễn thị thực nhập cảnh (visa) vào Mỹ đối với công dân một số nước, trong đó có Pháp.
Phát biểu với báo giới ngày 18/11, Thượng nghị sỹ Rand Paul, một ứng cử trong cuộc đua giành tấm vé đề cử Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, bày tỏ quan ngại trước nguy cơ các đối tượng mang quốc tịch Pháp có thái độ thù địch với Mỹ có thể dễ dàng đi qua biên giới nước này.
Ông đã đề xuất một dự luật, theo đó yêu cầu mọi đối tượng muốn vào nước Mỹ phải đợi 30 ngày để các cơ quan chức năng tiến hành rà soát hồ sơ lý lịch. Đối với những người đến từ các nước được miễn visa thường xuyên đến Mỹ với mục đích du lịch hoặc làm ăn, dự luật trên đề xuất những người này đăng ký tham gia chương trình "Global Entry," một chương trình theo dõi các chuyến bay quốc tế của những đối tượng đã được xác định thuộc nhóm "nguy cơ đe dọa thấp."
Hiện "Global Entry" mới chỉ đang "mở cửa" đối với công dân Mỹ, những người được phép định cư dài hạn tại Mỹ, và công dân của một số nước bao gồm Canada, Mexico và Hà Lan. Để được tham gia chương trình trên, các ứng viên sẽ phải trải qua phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra lý lịch.
Dù vẫn còn một con đường dài trước khi dự luật trên có thể trở thành luật, nhưng nếu được thông qua, quy định mới này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới ngành công nghiệp du lịch của Mỹ hiện trị giá nhiều tỷ USD đồng thời không tránh khỏi tác động tới quan hệ giữa Washington với châu Âu.
Hiện Mỹ đang miễn visa cho các công dân của 38 nước trên thế giới, trong đó có 23 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ Paul không phải là người duy nhất quan ngại về chương trình miễn visa hiện nay của Mỹ.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Michael McCaul đã gọi chương trình này là một "điểm yếu" đồng thời cho biết ông đang xây dựng một dự luật để giải quyết vấn đề này.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nghị sỹ Dân chủ Dianne Feinstein cũng cho biết bà và nghị sỹ Cộng hòa Jeff Flake hy vọng trong ngày 19/11 sẽ công bố đề xuất về thắt chặt hệ thống miễn visa, trong đó yêu cầu cấm nhập cảnh Mỹ những đối tượng từng tới Syria trong vòng 5 năm.
Bên cạnh đó, phe Cộng hòa cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thắt chặt công tác rà soát người tị nạn Syria sau khi xuất hiện thông tin về khả năng một trong số những kẻ tấn công trong vụ khủng bố Paris là một người Syria đã vào châu Âu theo con đường tị nạn.
Nghị sỹ McCaul đã đề xuất bổ sung biện pháp an ninh khi tiếp nhận người di cư. Người tị nạn từ Syria hay Iraq chỉ được phép nhập cảnh Mỹ sau khi các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ, bao gồm bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ, giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và giám đốc Tình báo Quốc gia, xác nhận những đối tượng này không tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Các biện pháp này sẽ cần phải được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện trước khi chuyển tới để Tổng thống Barack Obama phê chuẩn lần cuối.
Theo kế hoạch, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu trong ngày 19/11. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã ngay lập tức tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật này, cho rằng những đề xuất mới đưa ra những quy định "thiếu thực tế và không cần thiết" và sẽ phá hoại những nỗ lực của Mỹ trong việc trợ giúp những người đang bị tổn thương trên thế giới./.
Thượng nghị sỹ Rand Paul. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông đã đề xuất một dự luật, theo đó yêu cầu mọi đối tượng muốn vào nước Mỹ phải đợi 30 ngày để các cơ quan chức năng tiến hành rà soát hồ sơ lý lịch. Đối với những người đến từ các nước được miễn visa thường xuyên đến Mỹ với mục đích du lịch hoặc làm ăn, dự luật trên đề xuất những người này đăng ký tham gia chương trình "Global Entry," một chương trình theo dõi các chuyến bay quốc tế của những đối tượng đã được xác định thuộc nhóm "nguy cơ đe dọa thấp."
Hiện "Global Entry" mới chỉ đang "mở cửa" đối với công dân Mỹ, những người được phép định cư dài hạn tại Mỹ, và công dân của một số nước bao gồm Canada, Mexico và Hà Lan. Để được tham gia chương trình trên, các ứng viên sẽ phải trải qua phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra lý lịch.
Dù vẫn còn một con đường dài trước khi dự luật trên có thể trở thành luật, nhưng nếu được thông qua, quy định mới này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới ngành công nghiệp du lịch của Mỹ hiện trị giá nhiều tỷ USD đồng thời không tránh khỏi tác động tới quan hệ giữa Washington với châu Âu.
Hiện Mỹ đang miễn visa cho các công dân của 38 nước trên thế giới, trong đó có 23 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ Paul không phải là người duy nhất quan ngại về chương trình miễn visa hiện nay của Mỹ.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Michael McCaul đã gọi chương trình này là một "điểm yếu" đồng thời cho biết ông đang xây dựng một dự luật để giải quyết vấn đề này.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nghị sỹ Dân chủ Dianne Feinstein cũng cho biết bà và nghị sỹ Cộng hòa Jeff Flake hy vọng trong ngày 19/11 sẽ công bố đề xuất về thắt chặt hệ thống miễn visa, trong đó yêu cầu cấm nhập cảnh Mỹ những đối tượng từng tới Syria trong vòng 5 năm.
Bên cạnh đó, phe Cộng hòa cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thắt chặt công tác rà soát người tị nạn Syria sau khi xuất hiện thông tin về khả năng một trong số những kẻ tấn công trong vụ khủng bố Paris là một người Syria đã vào châu Âu theo con đường tị nạn.
Nghị sỹ McCaul đã đề xuất bổ sung biện pháp an ninh khi tiếp nhận người di cư. Người tị nạn từ Syria hay Iraq chỉ được phép nhập cảnh Mỹ sau khi các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ, bao gồm bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ, giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và giám đốc Tình báo Quốc gia, xác nhận những đối tượng này không tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Các biện pháp này sẽ cần phải được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện trước khi chuyển tới để Tổng thống Barack Obama phê chuẩn lần cuối.
Theo kế hoạch, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu trong ngày 19/11. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã ngay lập tức tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật này, cho rằng những đề xuất mới đưa ra những quy định "thiếu thực tế và không cần thiết" và sẽ phá hoại những nỗ lực của Mỹ trong việc trợ giúp những người đang bị tổn thương trên thế giới./.
(TTXVN/VIETNAM+)