Báo Đồng Nai điện tử
En

Chuyên gia quân sự hàng đầu "hiến kế" tiêu diệt IS

01:11, 22/11/2015

AFP đưa tin, một trong những chuyên gia hàng đầu về chống khủng bố đã cảnh báo rằng các cường quốc phương Tây cần gia tăng các cuộc không kích từ 10 đến 20 lần thì mới có thể hy vọng tiêu diệt được IS, những kẻ đang đe dọa sẽ biến châu Âu trở thành một "khu vực chiến sự du kích đô thị."

AFP đưa tin, một trong những chuyên gia hàng đầu về chống khủng bố đã cảnh báo rằng các cường quốc phương Tây cần gia tăng các cuộc không kích từ 10 đến 20 lần thì mới có thể hy vọng tiêu diệt được IS, những kẻ đang đe dọa sẽ biến châu Âu trở thành một "khu vực chiến sự du kích đô thị."
Một tay súng của lực lượng nổi dậy tại Syria. (Ảnh: AP)
Một tay súng của lực lượng nổi dậy tại Syria. (Ảnh: AP)
Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh phương Tây dồn dập tiến hành các chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm trả đũa vụ tấn công khủng bố đẫm máu của nhóm này tại Paris hôm 13/11.

David Kilcullen, một quân nhân kỳ cựu người Australia, từng là một cố vấn cấp cao về chống nổi dậy cho Tướng Mỹ David Petraeus trong giai đoạn chiến tranh Iraq, được đánh giá là kiến trúc sư tài ba của chiến lược “Thức tỉnh” đã giúp thay đổi cục diện cuộc chiến Iraq. 

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng AFP từ Washington, ông Kilcullen nhận định các vụ tấn công ở Paris đã chỉ ra rằng IS không còn đơn thuần là một mối đe dọa khủng bố mà đã trở thành một “tổ chức có cơ cấu” như IRA ở Ireland hay ETA ở Tây Ban Nha trong thế kỷ 20: “Vẫn còn quá sớm song tôi cho rằng chúng ta đang bắt đầu chứng kiến sự nổi dậy của một phong trào bán quân sự thực sự lan rộng ở Tây Âu. 

Đây không giống như các cuộc tấn công khủng bố viễn chinh của al-Qaeda, khi chúng xây dựng một nhóm quân ở mỗi quốc gia, lén đưa họ đến một quốc gia khác và tất cả đều chết. Cách mà các vụ tấn công được thực hiện ở Paris - với những căn nhà trú ẩn an toàn, những chiếc xe đánh cắp, vũ khí được cất giấu, những tên khủng bố đã tẩu thoát sau khi tấn công- gần giống với những gì mà một cuộc chiến tranh du kích đô thị từng được mô tả trước đây. 

Chuyên gia từng nổi tiếng với những dự báo về các cuộc đổ bộ của Mỹ vào Iraq hồi năm 2003 nhấn mạnh rằng cho đến nay, chiến lược chống IS của phương Tây ở Syria và Iraq vẫn bị nhận xét là nửa vời và không trung thực. 

Ông nói: “Chúng ta cần một cuộc đối thoại trung thực. Chúng ta đang làm ra vẻ như mình chưa rơi vào một cuộc chiến và chưa bước chân vào thực địa. Nhưng chúng ta đã có tới hàng nghìn lính ở Iraq và 50 lính được cho là ở Syria không phải là các lực lượng đặc nhiệm duy nhất của phương Tây ở đó. Chúng ta đang cố gắng vẽ ra một ảo tưởng rằng cuộc chiến tranh ở Iraq đã kết thúc.”

Ông Kylcullen đã bác bỏ các đề xuất từ một số nhà phân tích và chính trị gia cho rằng phương Tây nên triển khai 10.000 binh sỹ ở thực địa. 

Ông nhấn mạnh: “Ý tưởng đó thực sự rất mơ hồ. Nếu các bạn thực sự muốn thực hiện sứ mệnh quân sự này, các bạn có nhiều hơn thế, phải cần tới 200.000, 300.000, thậm chí 400.000 lính thì mới đủ... và một sự đổ bộ với quy mô nhỏ sẽ chỉ chuốc họa vào thân bởi từng đó binh sỹ thì chỉ đủ để quấy rối IS chứ chưa đủ để đánh bại chúng.”

Điều cần lúc này là một “chiến dịch không kích thực sự”, mặc dù người ta đã nhắc đến cụm từ này, song chúng ta chưa thực sự làm được đúng như thế, ông nói thêm. 

So với 250 vụ tấn công mỗi ngày do NATO tiến hành hồi năm 1999 trong cuộc chiến Kosovo, hay 110 vụ mỗi ngày trong cuộc chiến ở Afghanistan hai năm trước, thì con số 10-15 cuộc không kích mà Mỹ đang thực hiện mỗi ngày để chống IS thực sự quá nhỏ bé.

 Ông Kilcullen nhấn mạnh: “Tôi cho là cần phải có thêm một số lực lượng đặc nhiệm, các cố vấn và thêm nhiều cuộc không kích vào nhiều mục tiêu tấn công nữa ở thực địa, gấp 10 đến 20 lần hiện nay.”

Các lãnh đạo phương Tây từng nói rằng họ đã hạn chế các mục tiêu đánh bom vì thiếu thông tin về thực địa và lo ngại sẽ có nhiều thường dân bị thương vong hoặc rơi vào tay những kẻ thánh chiến, song “Tôi không nghĩ là có khả năng nào khác có thể thay thế. Paris đang cho chúng ta thấy không thể nhẹ tay được nữa. Chúng ta đang chiến đấu với IS như thể chúng là một tổ chức, và đang nố lực nhắm vào các thủ lĩnh cũng như các cơ sở vũ khí của chúng. Nhưng theo tôi, chúng ta nên chiến đấu như thể chúng là một quốc gia thù địch vì quy mô của chúng là như vậy, và chúng ta cần phá hủy nguồn điện, nước, sự kiểm soát các mỏ dầu và các nhà máy lọc dầu của chúng cũng như các thành phố mà chúng chiếm giữ…"

Ngoài ra, ở hậu phương, điều tiên quyết chúng ta cần làm là kiểm soát cuộc khủng hoảng người di cư, và ngăn chặn các phần tử cực đoan trà trộn vào con số 800.000 người nhập cư trong năm nay để xâm nhập vào châu Âu. IS đang ung dung thực hiện các vụ tấn công thông qua con đường tị nạn. 

Ngoài ra, chuyên gia này cũng nhắc tới những mối lo ngại chính đáng về phương pháp kiểm soát những người tị nạn: “Họ phải xử lý khoảng 20.000 hồ sơ nhập cư mỗi ngày ở Munich. Hầu như không trường hợp nào được kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Điều này sẽ tạo ra những nguy cơ rất lớn.”

Thách thức cuối cùng chính là công tác siết chặt an ninh tại các khu vực công cộng như nhà hát, quán ăn và các trận đấu bóng đá… “Có rất nhiều giải pháp cho vấn đề này, nhưng họ đã không thực sự sốt sắng thực hiện nó. Và chúng ta cũng cần suy nghĩ về việc làm thế nào để nhanh chóng phục hồi sau khi bị tấn công khủng bố," ông Kilcullen nói./.

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều