Báo Đồng Nai điện tử
En

Trung Quốc "tố" kho nguyên liệu hạt nhân của Nhật Bản gây quan ngại

11:10, 10/10/2015

Theo Tân hoa xã, ngày 9/10, một nghiên cứu của Trung Quốc chỉ ra rằng cung và cầu nguyên liệu hạt nhân dự trữ của Nhật Bản hiện không cân bằng, gây ra những quan ngại về an toàn có thể ảnh hưởng cả thế giới.

Theo Tân hoa xã, ngày 9/10, một nghiên cứu của Trung Quốc chỉ ra rằng cung và cầu nguyên liệu hạt nhân dự trữ của Nhật Bản hiện không cân bằng, gây ra những quan ngại về an toàn có thể ảnh hưởng cả thế giới.
Hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Sendai ở Kagoshima. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Sendai ở Kagoshima. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Bản nghiên cứu chung của Hiệp hội Kiểm soát và Giải giáp Vũ khí Trung Quốc (CACDA) và Viện Thông tin Hạt nhân và Kinh tế học Trung Quốc (CINIE) cho biết: "Sự thật là Nhật Bản tích lũy ngày càng nhiều nguyên liệu có thể phân tách cấp độ vũ khí, đặc biệt là plutoni đã phân tách, sẽ đưa Nhật Bản, các nước láng giềng của họ cũng như toàn thế giới vào tình thế nguy hiểm".

Dẫn thông số mới nhất do Chính phủ Nhật Bản trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nghiên cứu cho thấy nước này sở hữu 47,8 tấn plutoni đã phân tách, trong đó có 10,8 tấn được lưu trữ ở trong nước, đủ để sản xuất 1.350 đầu đạn hạt nhân. 

Theo nghiên cứu, một khi nhà máy tái chế Rokkasho đang trong quá trình xây dựng đi vào hoạt động, Nhật Bản sẽ có khả năng sản xuất 8 tấn plutoni đã phân tách mỗi năm. 

Ngoài ra, Nhật Bản còn ở hữu 1,2 tấn urani làm giàu cấp độ cao dành cho các lò phản ứng. 

Ông Zhu Xuhui, một cố vấn cấp cao cho CACDA nói: "Nhật Bản không cần có nhiều urani đã làm giàu đến thế để sản xuất năng lượng hạt nhân. Vì thế chúng tôi nghi ngờ các động cơ ngầm của Chính phủ Nhật Bản khi đầu tư một số tiền lớn đến vậy vào việc này."

Trong động thái phản ứng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng vấn đề hạt nhân Nhật Bản hoàn toàn có thể giải quyết được, phụ thuộc chủ yếu vào thái độ thành thật và có trách nhiệm của Tokyo./.

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều