Thị trường vàng thế giới ngày 17-9 đã chứng kiến giá kim loại quý này tăng lên mức cao nhất trong 2 hai tuần trở lại đây, sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0%, khiến chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất trong 3 tuần qua.
Thị trường vàng thế giới ngày 17-9 đã chứng kiến giá kim loại quý này tăng lên mức cao nhất trong 2 hai tuần trở lại đây, sau khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0%, khiến chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất trong 3 tuần qua.
Lý do chính khiến FED tiếp tục trì hoãn tăng lãi suất là chỉ số lạm phát tại Mỹ vẫn chưa đạt mục tiêu 2%. |
Chốt phiên trên sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao tháng 12/2015 tăng 16,4 USD lên 1.119 USD/ounce. Trước đó, trong ngày 16-9, thị trường vàng cũng ghi nhận mức tăng theo ngày lớn nhất, 1,3%, kể từ phiên 20/8, sau khi tiếp nhận báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ bất ngờ sụt giảm trong tháng 8 năm nay, đẩy lùi khả năng FED sớm nâng lãi suất.
Quyết định giữ nguyên lãi suất được FED đưa ra trong cuộc họp kéo dài hai ngày vừa qua càng làm gia tăng quan ngại về triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới, đồng thời mở ra khả năng ngân hàng này sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ vào cuối năm nay. FED cho rằng thị trường toàn cầu hiện vẫn còn nhiều bất ổn và những rủi ro của nền kinh tế thế giới đã khiến ngân hàng này trì hoãn việc tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua. Nhờ vậy, các tài sản vốn được coi là an toàn như vàng đã đồng loạt lên giá.
Trái ngược với diễn biến trên, thị trường dầu mỏ thế giới cùng ngày lại chứng kiến sự quay đầu giảm giá của "vàng đen" do các nhà đầu tư quan ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể bị tác động sau quyết định giữ nguyên lãi suất của FED.
Chốt phiên giao dịch trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 11-2015 giảm 25 cent xuống 46,90 USD/thùng. Trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 67 cent xuống 49,08 USD/thùng.
Không chỉ thị trường dầu mỏ mà cả thị trường chứng khoán tại Mỹ và Nhật Bản ngày 17-9 đều chịu tác động sụt giảm từ quyết định giữ nguyên lãi suất của FED. Chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial Average (Mỹ) giảm 65,21 điểm (0,39%) xuống 16.674,74 điểm; S&P 500 giảm 5,11 điểm (0,26%) xuống 1.990,20 điểm; chỉ có chỉ số Nasdaq Composite tăng nhẹ 4,71 điểm (0,10%) lên 4.893,95 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản trên sàn giao dịch giao dịch Tokyo thậm chí sụt giảm 267,19 điểm, xuống còn 18.156,08 điểm. |
(Theo AP, BBC)