Ngày 20/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố không một quốc gia Liên minh châu Âu (EU) nào được miễn trừ việc tiếp nhận những người di cư có quyền được tị nạn.
Ngày 20/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố không một quốc gia Liên minh châu Âu (EU) nào được miễn trừ việc tiếp nhận những người di cư có quyền được tị nạn.
Phát biểu trên được đưa ra giữa lúc các nước đang tranh cãi về cơ chế phân bổ công bằng một số lượng lớn người di cư đang đổ vào lục địa này.
Phát biểu trong chuyến thăm Maroc, Tổng thống Hollande khẳng định việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư phải liên quan đến tất cả các nước châu Âu.
Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: "Không một quốc gia nào là ngoại lệ, nếu không châu Âu sẽ không còn là một khối được xây dựng trên các giá trị và nguyên tắc chung."
Tuyên bố của Tổng thống Pháp được đưa ra trước thềm một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của EU để bàn về một đề xuất gây tranh cãi nhằm phân bổ 120.000 người di cư tới các nước thành viên của khối này.
Một số nước Đông Âu, đáng chú ý có Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia, đã bác bỏ ý tưởng chấp nhận "hạn ngạch người di cư" dựa trên dân số và sức mạnh kinh tế.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 20/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ sẽ nhận nhiều người di cư hơn trong hai năm tới: "Chúng tôi sẽ tăng lên nhận 85.000 người trong năm 2016, riêng trong đó ít nhất 10.000 người Syria. Năm tài khóa kế tiếp, chúng tôi sẽ đặt mục tiêu 100.000 người."
Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng Chín này, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đón nhận 70.000 người di cư.
Tổng thống Pháp Francois Hollande. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Phát biểu trong chuyến thăm Maroc, Tổng thống Hollande khẳng định việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư phải liên quan đến tất cả các nước châu Âu.
Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: "Không một quốc gia nào là ngoại lệ, nếu không châu Âu sẽ không còn là một khối được xây dựng trên các giá trị và nguyên tắc chung."
Tuyên bố của Tổng thống Pháp được đưa ra trước thềm một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của EU để bàn về một đề xuất gây tranh cãi nhằm phân bổ 120.000 người di cư tới các nước thành viên của khối này.
Một số nước Đông Âu, đáng chú ý có Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia, đã bác bỏ ý tưởng chấp nhận "hạn ngạch người di cư" dựa trên dân số và sức mạnh kinh tế.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 20/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ sẽ nhận nhiều người di cư hơn trong hai năm tới: "Chúng tôi sẽ tăng lên nhận 85.000 người trong năm 2016, riêng trong đó ít nhất 10.000 người Syria. Năm tài khóa kế tiếp, chúng tôi sẽ đặt mục tiêu 100.000 người."
Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng Chín này, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đón nhận 70.000 người di cư.
(TTXVN/VIETNAM+)