Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 5/8, tại Kuala Lumpur, Malaysia, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với 10 nước đối tác, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 5/8, tại Kuala Lumpur, Malaysia, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với 10 nước đối tác, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự các hội nghị nói trên, và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN-EU.
Tại các hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác đã tập trung kiểm điểm tình hình quan hệ đối thoại và hợp tác trong năm qua; đề xuất phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với từng đối tác; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm cũng như bàn công tác chuẩn bị cho hội nghị cấp cao giữa ASEAN với một số đối tác cuối năm nay.
Trong thảo luận, các bộ trưởng đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai các Kế hoạch hành động giai đoạn 2010-2015, góp phần đưa quan hệ giữa ASEAN với các đối tác phát triển sâu rộng; nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và có chung lợi ích như chính trị-an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, giao lưu văn hóa và giáo dục, du lịch.... Đây là những vấn đề liên quan chặt chẽ đến tình hình quốc tế ở các khu vực, an ninh và phát triển của mỗi quốc gia và đời sống của người dân.
Các nước đối tác đều hoan nghênh ý nghĩa quan trọng của việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay; khẳng định coi trọng quan hệ và hợp tác nhiều mặt với ASEAN, ủng hộ ASEAN đẩy mạnh liên kết kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển. Các đối tác cũng khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là trong các diễn đàn khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo; hợp tác chặt chẽ với ASEAN để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Các bộ trưởng cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, các thách thức an ninh phi truyền thống, cũng như các điểm nóng như Bán đảo Triều tiên, Biển Hoa Đông và Biển Đông; nhấn mạnh các nước cần tăng cường hợp tác để cùng nhau xử lý các thách thức này.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông vốn đang thu hút sự quan tâm, các nước tiếp tục khẳng định vấn đề Biển Đông là quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực, bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh và an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nhân dịp này, các bộ trưởng cũng đã đề ra các phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác liên quan. Một số kết quả nổi bật của các hội nghị ASEAN+1 với từng đối tác cụ thể:
- Hội nghị ASEAN-Trung Quốc: Các Bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh triển khai các đề xuất đã được thống nhất, trong đó có nâng cấp Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN-Trung Quốc, phấn đấu đầu tư 2 chiều đạt 150 tỷ USD vào năm 2020; nhất trí năm 2016 là Năm trao đổi giáo dục ASEAN-Trung Quốc; cùng phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc trong năm 2016; đồng thời sớm hoàn tất Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 để trình lãnh đạo thông qua dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11/2015.
- Hội nghị ASEAN-Nhật Bản: Hai bên khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác trên 4 trụ cột nêu trong Tuyên bố Tầm nhìn về quan hệ hợp tác và hữu nghị ASEAN-Nhật và Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố này; tăng cường hợp tác xử lý các thách thức khu vực và toàn cầu như được nêu trong Tuyên bố chung ASEAN-Nhật Bản dịp Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản năm 2013; cũng như trong các lĩnh vực khác như văn hóa và nghệ thuật, giao lưu nhân dân, đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Nhật Bản tiếp tục cam kết ủng hộ, hỗ trợ xây dựng cộng đồng ASEAN, nhất là trong xây dựng năng lực, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, quản lý thiên tai, hợp tác Mekong.
ASEAN hoan nghênh Nhật Bản thông qua Chiến lược Tokyo mới 2015 về Hợp tác Nhật Bản-Mekong.
- Hội nghị ASEAN-Hàn Quốc: Các bộ trưởng thông qua Kế hoạch hành động ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2016-2020; nhất trí thúc đẩy các hoạt động hợp tác hướng tới người dân, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác văn hóa nghệ thuật, thanh niên, giáo dục, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu…; nhất trí năm 2017 là Năm giao lưu văn hóa ASEAN-Hàn Quốc. Các bộ trưởng nhất trí thực hiện hiệu quả và phát huy tối đa giá trị của Hiệp định Tự do thương mại ASEAN-Hàn Quốc, phấn đấu thương mại hai chiều đạt 200 tỷ USD vào năm 2020.
- Hội nghị ASEAN-Ấn Độ: Các bộ trưởng thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược; nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ, sớm triển khai Hiệp định thương mại dịch vụ và đầu tư (có hiệu lực từ 1/7/2015), và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như hợp tác biển, quản lý thiên tai, xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống..
- Hội nghị ASEAN-Nga: Các bộ trưởng nhất trí khẩn trương hoàn tất nội dung Kế hoạch hành động giai đoạn sau 2015 để kịp thông qua trước cuối năm 2015; tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nga, và các hoạt động khác trong năm 2016 để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Nga; đồng thời chú trọng thúc đẩy kết nối người dân và phát huy hiệu quả của Quỹ Tài chính Đối tác đổi thoại ASEAN-Nga thông qua việc triển khai các dự án chung giữa hai bên.
- Hội nghị ASEAN-EU: Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược; tăng cường quan hệ giữa hai bên, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, mà cả trong lĩnh vực chính trị và an ninh; sớm nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại ASEAN-EU; tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị Cấp cao kinh doanh ASEAN-EU lần thứ 4; thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải; ngoại giao phòng ngừa; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, buôn người và an ninh mạng, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; thúc đẩy hợp tác giữa Ủy ban sông Mekong và Ủy ban sông Danube.
- Hội nghị ASEAN-Mỹ: Hai bên nhất trí nâng quan hệ đối thoại lên thành đối tác chiến lược; sớm hoàn tất nội dung Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và phát triển bền vững, trong đó có giáo dục, y tế, môi trường và biến đổi khí hậu, bảo tồn môi trường biển, đánh bắt cá, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân; đẩy mạnh hợp tác giữa Mỹ với các nước hạ nguồn sông Mekong.
- Hội nghị ASEAN-Canada: Các bộ trưởng thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020, nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: thương mại và đầu tư, năng lượng sạch và tái tạo, nông nghiệp, an ninh lương thực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch, kết nối người dân, quản lý thiên tai và thúc đẩy phát triển bền vững.
- Hội nghị ASEAN-Australia: Hội nghị nhất trí thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư, giáo dục, giao lưu nhân dân, cũng như trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. ASEAN hoan nghênh quyết định của Australia đóng góp thêm 1 triệu USD cho các hoạt động của Trung tâm Điều phối ASEAN về trợ giúp nhân đạo (AHA) trong giai đoạn 6/2015-12/2016.
Các bộ trưởng hoan nghênh Australia triển khai Kế hoạch Colombo mới nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân và quyết định gia hạn Chương trình hợp tác phát triển ASEAN-Australia giai đoạn 2 đến năm 2019, cũng như giúp ASEAN triển khai Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
- Hội nghị ASEAN-New Zealand: Các bộ trưởng nhất trí khuyến nghị nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược để lãnh đạo cấp cao xem xét. Hai bên khẳng định quyết tâm sớm hoàn tất nội dung Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020; tổ chức thành công Hội nghị cấp cao kỷ niệm vào tháng 11/2015 và các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ hai bên; tiếp tục triển khai 4 sáng kiến thí điểm nhằm hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN; gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ, nông nghiệp, sản xuất lương thực, an toàn thực phẩm, kết nối, giao lưu nhân dân và quản lý thiên tai./.
Các trưởng đoàn dự hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN-EU chụp ảnh chung. (Ảnh: Vietnam+) |
Tại các hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác đã tập trung kiểm điểm tình hình quan hệ đối thoại và hợp tác trong năm qua; đề xuất phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với từng đối tác; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm cũng như bàn công tác chuẩn bị cho hội nghị cấp cao giữa ASEAN với một số đối tác cuối năm nay.
Trong thảo luận, các bộ trưởng đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai các Kế hoạch hành động giai đoạn 2010-2015, góp phần đưa quan hệ giữa ASEAN với các đối tác phát triển sâu rộng; nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và có chung lợi ích như chính trị-an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, giao lưu văn hóa và giáo dục, du lịch.... Đây là những vấn đề liên quan chặt chẽ đến tình hình quốc tế ở các khu vực, an ninh và phát triển của mỗi quốc gia và đời sống của người dân.
Các nước đối tác đều hoan nghênh ý nghĩa quan trọng của việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay; khẳng định coi trọng quan hệ và hợp tác nhiều mặt với ASEAN, ủng hộ ASEAN đẩy mạnh liên kết kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển. Các đối tác cũng khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là trong các diễn đàn khu vực do ASEAN giữ vai trò chủ đạo; hợp tác chặt chẽ với ASEAN để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Các bộ trưởng cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, các thách thức an ninh phi truyền thống, cũng như các điểm nóng như Bán đảo Triều tiên, Biển Hoa Đông và Biển Đông; nhấn mạnh các nước cần tăng cường hợp tác để cùng nhau xử lý các thách thức này.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông vốn đang thu hút sự quan tâm, các nước tiếp tục khẳng định vấn đề Biển Đông là quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực, bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh và an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nhân dịp này, các bộ trưởng cũng đã đề ra các phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác liên quan. Một số kết quả nổi bật của các hội nghị ASEAN+1 với từng đối tác cụ thể:
- Hội nghị ASEAN-Trung Quốc: Các Bộ trưởng nhất trí đẩy mạnh triển khai các đề xuất đã được thống nhất, trong đó có nâng cấp Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN-Trung Quốc, phấn đấu đầu tư 2 chiều đạt 150 tỷ USD vào năm 2020; nhất trí năm 2016 là Năm trao đổi giáo dục ASEAN-Trung Quốc; cùng phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc trong năm 2016; đồng thời sớm hoàn tất Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 để trình lãnh đạo thông qua dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11/2015.
- Hội nghị ASEAN-Nhật Bản: Hai bên khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác trên 4 trụ cột nêu trong Tuyên bố Tầm nhìn về quan hệ hợp tác và hữu nghị ASEAN-Nhật và Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố này; tăng cường hợp tác xử lý các thách thức khu vực và toàn cầu như được nêu trong Tuyên bố chung ASEAN-Nhật Bản dịp Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản năm 2013; cũng như trong các lĩnh vực khác như văn hóa và nghệ thuật, giao lưu nhân dân, đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Nhật Bản tiếp tục cam kết ủng hộ, hỗ trợ xây dựng cộng đồng ASEAN, nhất là trong xây dựng năng lực, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, quản lý thiên tai, hợp tác Mekong.
ASEAN hoan nghênh Nhật Bản thông qua Chiến lược Tokyo mới 2015 về Hợp tác Nhật Bản-Mekong.
- Hội nghị ASEAN-Hàn Quốc: Các bộ trưởng thông qua Kế hoạch hành động ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2016-2020; nhất trí thúc đẩy các hoạt động hợp tác hướng tới người dân, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác văn hóa nghệ thuật, thanh niên, giáo dục, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu…; nhất trí năm 2017 là Năm giao lưu văn hóa ASEAN-Hàn Quốc. Các bộ trưởng nhất trí thực hiện hiệu quả và phát huy tối đa giá trị của Hiệp định Tự do thương mại ASEAN-Hàn Quốc, phấn đấu thương mại hai chiều đạt 200 tỷ USD vào năm 2020.
- Hội nghị ASEAN-Ấn Độ: Các bộ trưởng thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược; nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ, sớm triển khai Hiệp định thương mại dịch vụ và đầu tư (có hiệu lực từ 1/7/2015), và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như hợp tác biển, quản lý thiên tai, xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống..
- Hội nghị ASEAN-Nga: Các bộ trưởng nhất trí khẩn trương hoàn tất nội dung Kế hoạch hành động giai đoạn sau 2015 để kịp thông qua trước cuối năm 2015; tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nga, và các hoạt động khác trong năm 2016 để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Nga; đồng thời chú trọng thúc đẩy kết nối người dân và phát huy hiệu quả của Quỹ Tài chính Đối tác đổi thoại ASEAN-Nga thông qua việc triển khai các dự án chung giữa hai bên.
- Hội nghị ASEAN-EU: Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược; tăng cường quan hệ giữa hai bên, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, mà cả trong lĩnh vực chính trị và an ninh; sớm nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại ASEAN-EU; tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị Cấp cao kinh doanh ASEAN-EU lần thứ 4; thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải; ngoại giao phòng ngừa; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, buôn người và an ninh mạng, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; thúc đẩy hợp tác giữa Ủy ban sông Mekong và Ủy ban sông Danube.
- Hội nghị ASEAN-Mỹ: Hai bên nhất trí nâng quan hệ đối thoại lên thành đối tác chiến lược; sớm hoàn tất nội dung Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và phát triển bền vững, trong đó có giáo dục, y tế, môi trường và biến đổi khí hậu, bảo tồn môi trường biển, đánh bắt cá, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân; đẩy mạnh hợp tác giữa Mỹ với các nước hạ nguồn sông Mekong.
- Hội nghị ASEAN-Canada: Các bộ trưởng thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020, nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: thương mại và đầu tư, năng lượng sạch và tái tạo, nông nghiệp, an ninh lương thực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch, kết nối người dân, quản lý thiên tai và thúc đẩy phát triển bền vững.
- Hội nghị ASEAN-Australia: Hội nghị nhất trí thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư, giáo dục, giao lưu nhân dân, cũng như trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. ASEAN hoan nghênh quyết định của Australia đóng góp thêm 1 triệu USD cho các hoạt động của Trung tâm Điều phối ASEAN về trợ giúp nhân đạo (AHA) trong giai đoạn 6/2015-12/2016.
Các bộ trưởng hoan nghênh Australia triển khai Kế hoạch Colombo mới nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân và quyết định gia hạn Chương trình hợp tác phát triển ASEAN-Australia giai đoạn 2 đến năm 2019, cũng như giúp ASEAN triển khai Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
- Hội nghị ASEAN-New Zealand: Các bộ trưởng nhất trí khuyến nghị nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược để lãnh đạo cấp cao xem xét. Hai bên khẳng định quyết tâm sớm hoàn tất nội dung Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020; tổ chức thành công Hội nghị cấp cao kỷ niệm vào tháng 11/2015 và các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ hai bên; tiếp tục triển khai 4 sáng kiến thí điểm nhằm hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN; gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ, nông nghiệp, sản xuất lương thực, an toàn thực phẩm, kết nối, giao lưu nhân dân và quản lý thiên tai./.
(TTXVN/VIETNAM+)