Giải giáp lực lượng đòi độc lập, khôi phục quyền kiểm soát của Kiev tại toàn bộ biên giới Ukraine-Nga, tổ chức bầu cử trung thực, tự do và dân chủ là những điều kiện tiên quyết để luật về quyền tự quản cho một số vùng thuộc hai tỉnh Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine có hiệu lực.
Giải giáp lực lượng đòi độc lập, khôi phục quyền kiểm soát của Kiev tại toàn bộ biên giới Ukraine-Nga, tổ chức bầu cử trung thực, tự do và dân chủ là những điều kiện tiên quyết để luật về quyền tự quản cho một số vùng thuộc hai tỉnh Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine có hiệu lực.
Đó là tuyên bố của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đăng tải trên trang web chính thức của người đứng đầu đất nước ngày 19/7.
Trong tuyên bố, Tổng thống Poroshenko cũng thừa nhận dù dự luật về quyền tự quản cho miền Đông đã được quốc hội thông qua hai lần, song việc đưa dự luật thành một nội dung của hiến pháp vẫn là vấn đề tranh cãi gay gắt giữa các nhà lập pháp.
Ông Poroshenko cũng khẳng định trong dự luật cũng như trong hiến pháp sẽ không bao giờ có quy định về "quy chế đặc biệt" cho các vùng trên.
Sau nhiều hối thúc từ phía lãnh đạo Đức và Pháp, ngày 16/7, Tổng thống Poroshenko đã trình và được quốc hội thông qua cùng ngày sửa đổi hiến pháp, theo đó, nội dung về quyền tự quản cho một số vùng ở Donetsk và Lugansk được quy định trong một dự luật riêng.
Hiện dự thảo sửa đổi hiến pháp đó đã được Quốc hội Ukraine chuyển cho Tòa án Hiến pháp xem xét.
Liên quan đến tình hình xung đột tại Ukraine trong những ngày qua, ngày 19/7, phía hai Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk tuyên bố đã rút hết vũ khí hạng dưới 100mm ra xa 3km cách đường giới tuyến, trừ tại làng Schastye, nơi tình hình vẫn căng thẳng.
Đại diện hai Cộng hòa nhân dân tự xưng cho biết sẵn sàng rút nốt vũ khí khỏi làng trên nếu phía quân đội Ukraine có động thái tương tự.
Về phần mình, quyền đại diện Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine Vladislav Seleznev cùng ngày cho biết các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch chống khủng bố ở miền Đông chưa nhận được lệnh rút vũ khí dưới 100mm.
Theo thông tin của ông Seleznev, quyết định về việc rút này có thể được đưa ra tại cuộc họp lần tới của Nhóm tiếp xúc về Ukraine vào ngày 21/7.
Còn ở miền Tây Ukraine, tổ chức cực hữu Cánh hữu nước này vẫn tiếp tục hành động chiếm đóng.
Sau vụ đụng độ vũ trang với cảnh sát và các doanh nghiệp tỉnh Zakarpath ngày 11/7 làm 3 người thiệt mạng và 11 người bị thương, vụ việc sau đó được Viện Kiểm sát nước này đánh giá là vụ “khủng bố,” ngày 19/7, Cánh hữu tuyên bố lập đồn gác tại biên giới giữa Ukraine ở tỉnh Zakarpath với vùng lãnh thổ ly khai Pridnetstrovie thuộc Moldova.
Theo lời đại diện tổ chức này, mục đích của việc lập đồn gác là để ngăn chặn buôn lậu, thực hiện giám sát “nhân dân” đối với hoạt động của cơ quan hải quan ở đây./.
Nhân viên OSCE làm nhiệm vụ tại khu vực Donetsk ngày 19/7. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong tuyên bố, Tổng thống Poroshenko cũng thừa nhận dù dự luật về quyền tự quản cho miền Đông đã được quốc hội thông qua hai lần, song việc đưa dự luật thành một nội dung của hiến pháp vẫn là vấn đề tranh cãi gay gắt giữa các nhà lập pháp.
Ông Poroshenko cũng khẳng định trong dự luật cũng như trong hiến pháp sẽ không bao giờ có quy định về "quy chế đặc biệt" cho các vùng trên.
Sau nhiều hối thúc từ phía lãnh đạo Đức và Pháp, ngày 16/7, Tổng thống Poroshenko đã trình và được quốc hội thông qua cùng ngày sửa đổi hiến pháp, theo đó, nội dung về quyền tự quản cho một số vùng ở Donetsk và Lugansk được quy định trong một dự luật riêng.
Hiện dự thảo sửa đổi hiến pháp đó đã được Quốc hội Ukraine chuyển cho Tòa án Hiến pháp xem xét.
Liên quan đến tình hình xung đột tại Ukraine trong những ngày qua, ngày 19/7, phía hai Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk tuyên bố đã rút hết vũ khí hạng dưới 100mm ra xa 3km cách đường giới tuyến, trừ tại làng Schastye, nơi tình hình vẫn căng thẳng.
Đại diện hai Cộng hòa nhân dân tự xưng cho biết sẵn sàng rút nốt vũ khí khỏi làng trên nếu phía quân đội Ukraine có động thái tương tự.
Về phần mình, quyền đại diện Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine Vladislav Seleznev cùng ngày cho biết các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch chống khủng bố ở miền Đông chưa nhận được lệnh rút vũ khí dưới 100mm.
Theo thông tin của ông Seleznev, quyết định về việc rút này có thể được đưa ra tại cuộc họp lần tới của Nhóm tiếp xúc về Ukraine vào ngày 21/7.
Còn ở miền Tây Ukraine, tổ chức cực hữu Cánh hữu nước này vẫn tiếp tục hành động chiếm đóng.
Sau vụ đụng độ vũ trang với cảnh sát và các doanh nghiệp tỉnh Zakarpath ngày 11/7 làm 3 người thiệt mạng và 11 người bị thương, vụ việc sau đó được Viện Kiểm sát nước này đánh giá là vụ “khủng bố,” ngày 19/7, Cánh hữu tuyên bố lập đồn gác tại biên giới giữa Ukraine ở tỉnh Zakarpath với vùng lãnh thổ ly khai Pridnetstrovie thuộc Moldova.
Theo lời đại diện tổ chức này, mục đích của việc lập đồn gác là để ngăn chặn buôn lậu, thực hiện giám sát “nhân dân” đối với hoạt động của cơ quan hải quan ở đây./.
(TTXVN/VIETNAM+)