Theo hãng tin Nga TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-7 đã thông qua "Học thuyết biển" sửa đổi của Nga theo hướng củng cố và tăng cường vị thế chiến lược của nước Nga tại hàng loạt khu vực trên thế giới. Nội dung của "Học thuyết biển" sửa đổi đã được đăng tải trên trang web của Điện Kremli ngày 26-7.
Theo hãng tin Nga TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-7 đã thông qua "Học thuyết biển" sửa đổi của Nga theo hướng củng cố và tăng cường vị thế chiến lược của nước Nga tại hàng loạt khu vực trên thế giới. Nội dung của "Học thuyết biển" sửa đổi đã được đăng tải trên trang web của Điện Kremli ngày 26-7.
Tổng thống Nga theo dõi cuộc diễu binh trong Ngày Hải quân Nga (26-7). Ảnh: AFP |
"Học thuyết biển'" sửa đổi bao gồm 4 hướng chức năng là hoạt động quân sự biển, vận tải biển, khoa học biển và khai thác khoáng sản, cùng 6 hướng khu vực là Đại Tây dương, Bắc cực, Thái Bình dương, biển Caspi, Ấn Độ dương và Nam cực. Trong đó, "Học thuyết biển" sửa đổi đặc biệt chú trọng đến hướng Đại Tây dương và Bắc cực do việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) mở rộng về phía Đông và thiết lập cơ sở hạ tầng sát với biên giới Nga.
Các điểm chính của "Học thuyết biển" sửa đổi gồm: giảm các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Liên bang Nga và đảm bảo ổn định chiến lược tại khu vực Bắc cực, củng cố vị thế hàng đầu của Liên bang Nga trong việc nghiên cứu và khai thác các khu vực biển ở Bắc cực; hoàn thiện thành phần và cơ cấu lực lượng Hạm đội Biển Đen, phát triển cơ sở hạ tầng của lực lượng này tại Crimea và khu vực Krasnodar, củng cố các vị trí chiến lược tại Biển Đen, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực; đảm bảo sự hiện diện đủ của Hải quân Nga tại Đại Tây dương; đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Nga trong khu vực Địa Trung hải; củng cố Hạm đội phương Bắc; Ưu tiên đóng tàu tại các xưởng đóng tàu quốc gia; Kiềm chế hoạt động của NATO gần biên giới Nga...
Một tàu hải quân Nga bắn tên lửa trong lễ kỷ niệm Ngày hải quân ngày 26-7 tại bán đảo Crimea. Ảnh: AFP |
Tổng thống Nga Putin tuyên bố việc phê chuẩn "Học thuyết biển" sửa đổi là một sự kiện quan trọng đối với Hải quân Nga cũng như đối với việc phát triển ngành đóng tàu của Nga. Theo ông, đáng lưu ý là lần đầu tiên, "Học thuyết biển" của Nga cũng bao gồm các điểm mang tính chất xã hội như y học biển, củng cố sức khỏe của thủy thủ và chuyên gia biển...
Phát biểu sau cuộc họp với sự tham dự của Tổng thống Nga thảo luận về học thuyết sửa đổi trên, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết việc sửa đổi "Học thuyết biển" là do những thay đổi trong tình hình thế giới và chính sách củng cố vị thế cường quốc biển của Nga. Moskva không chấp nhận kế hoạch của NATO đưa cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh này tiến tới gần biên giới của Nga và các mưu toan làm cho NATO có chức năng toàn cầu. |
(Theo Itar-TASS)