Trong năm 2014 mực nước tại các đại dương trên toàn thế giới đều gia tăng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến tình trạng ấm lên trên toàn cầu cũng đạt mức cao kỷ lục, còn nền nhiệt trên bề mặt hành tinh đạt đến mức nóng nhất trong vòng 135 năm qua.
Trong năm 2014 mực nước tại các đại dương trên toàn thế giới đều gia tăng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến tình trạng ấm lên trên toàn cầu cũng đạt mức cao kỷ lục, còn nền nhiệt trên bề mặt hành tinh đạt đến mức nóng nhất trong vòng 135 năm qua.
Đây là những kết luận được nêu trong báo cáo "Tình trạng khí hậu năm 2014" - một nghiên cứu sâu về nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết trên toàn cầu được thực hiện bởi 413 nhà khoa học đến từ 58 nước trên thế giới - mới công bố ngày 16/7.
Báo cáo cho biết nhiều xu hướng khí hậu tương tự như những xu hướng trong hai thập kỷ qua vẫn tiếp diễn trong năm 2014. Theo báo cáo, các loại khí thải như CO2, MH4, NO2 - những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính được thải vào bầu khí quyển Trái Đất - đều đạt mức trung bình cao kỷ lục. Trong bối cảnh tình trạng nắng nóng trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục, khu vực Đông bắc Mỹ lại là nơi duy nhất trên thế giới có nhiệt độ hàng năm dưới mức trung bình.
Báo cáo ghi nhận châu Âu đã trải qua một năm nóng nhất với khoảng 20 nước phá vỡ kỷ lục nhiệt độ quốc gia của họ trước đó. Và tại châu Á, nhiều nước có nhiệt độ hàng năm nằm trong top 10 nhiệt độ cao kỷ lục trong năm 2014. Trong khi đó, Châu Phi là nơi mà phần lớn châu lục này có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình trong suốt cả năm 2014; còn Australia trải qua năm thứ ba có nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận sau đợt nóng kỷ lục hồi năm 2013.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Mexico cũng được ghi nhận đã trải qua một năm nắng nóng nhất, trong khi Argentina và Uruguay trải qua năm thứ hai nóng kỷ lục.
Năm 2014 cũng là năm nước tại các đại dương trên thế giới có nhiệt độ cao kỷ lục và mực nước biển tăng cao nhất so với những năm gần đây. Theo báo cáo, do nhiệt độ nước tại các đại dương nóng lên và hiện tượng băng tan khiến mực nước biển trong năm 2014 tăng kỷ lục, cao hơn 67 mm so với năm 1993 - thời điểm mực nước biển bắt đầu được đo bằng vệ tinh.
Các nhà khoa học cho rằng các đại dương là sự phản ánh xác thực tình trạng ấm lên trên toàn cầu do chúng hấp thu nhiệt và CO2 từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Với việc nhiệt độ nước tại các đại dương cũng như nhiệt độ không khí trong bầu khí quyển gia tăng, các nhà khoa học cảnh báo rằng khí hậu tiếp tục biến đổi nhanh chóng so với thời kỳ tiền công nghiệp và không có dấu hiệu kết thúc./.
Nền nhiệt trên bề mặt hành tinh năm 2014 đạt đến mức nóng nhất trong vòng 135 năm qua. (Ảnh: businessinsider.com) |
Báo cáo cho biết nhiều xu hướng khí hậu tương tự như những xu hướng trong hai thập kỷ qua vẫn tiếp diễn trong năm 2014. Theo báo cáo, các loại khí thải như CO2, MH4, NO2 - những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính được thải vào bầu khí quyển Trái Đất - đều đạt mức trung bình cao kỷ lục. Trong bối cảnh tình trạng nắng nóng trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục, khu vực Đông bắc Mỹ lại là nơi duy nhất trên thế giới có nhiệt độ hàng năm dưới mức trung bình.
Báo cáo ghi nhận châu Âu đã trải qua một năm nóng nhất với khoảng 20 nước phá vỡ kỷ lục nhiệt độ quốc gia của họ trước đó. Và tại châu Á, nhiều nước có nhiệt độ hàng năm nằm trong top 10 nhiệt độ cao kỷ lục trong năm 2014. Trong khi đó, Châu Phi là nơi mà phần lớn châu lục này có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình trong suốt cả năm 2014; còn Australia trải qua năm thứ ba có nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận sau đợt nóng kỷ lục hồi năm 2013.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Mexico cũng được ghi nhận đã trải qua một năm nắng nóng nhất, trong khi Argentina và Uruguay trải qua năm thứ hai nóng kỷ lục.
Năm 2014 cũng là năm nước tại các đại dương trên thế giới có nhiệt độ cao kỷ lục và mực nước biển tăng cao nhất so với những năm gần đây. Theo báo cáo, do nhiệt độ nước tại các đại dương nóng lên và hiện tượng băng tan khiến mực nước biển trong năm 2014 tăng kỷ lục, cao hơn 67 mm so với năm 1993 - thời điểm mực nước biển bắt đầu được đo bằng vệ tinh.
Các nhà khoa học cho rằng các đại dương là sự phản ánh xác thực tình trạng ấm lên trên toàn cầu do chúng hấp thu nhiệt và CO2 từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Với việc nhiệt độ nước tại các đại dương cũng như nhiệt độ không khí trong bầu khí quyển gia tăng, các nhà khoa học cảnh báo rằng khí hậu tiếp tục biến đổi nhanh chóng so với thời kỳ tiền công nghiệp và không có dấu hiệu kết thúc./.
(TTXVN/VIETNAM+)