Báo Đồng Nai điện tử
En

Áo: Hy Lạp rời khỏi Eurozone là điều không thể tránh khỏi

10:06, 28/06/2015

Theo Reuters và Sputnik, Bộ trường Tài chính Áo Hans Joerg Schelling tuyên bố việc Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) "đến nay gần như là điều không thể tránh khỏi."

Theo Reuters và Sputnik, Bộ trường Tài chính Áo Hans Joerg Schelling tuyên bố việc Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) "đến nay gần như là điều không thể tránh khỏi".
Người dân Hy Lạp xếp hàng chờ rút tiền tại máy rút tiền tự động ở Athens ngày 27/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Người dân Hy Lạp xếp hàng chờ rút tiền tại máy rút tiền tự động ở Athens ngày 27/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tuy nhiên, trước hết Athens sẽ phải nộp đơn xin rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được các nước khác chấp thuận. 

Tờ Die Presse số ra ngày 28/6 dẫn lời ông Schelling nói thêm rằng "Hy Lạp sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng hơn so với các quốc gia EU khác. Rõ ràng là trong bất cứ trường hợp nào, không một quốc gia nào có thể đe dọa Ủy ban châu Âu và các nước Eurozone."

Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 5/7 tới để cử tri Hy Lạp có thể quyết định về việc có chấp nhận hay không các điều kiện cứu trợ mới khắc nghiệt hơn mà bản thân Athens cũng phản đối.

Trong một diễn biến khác, trang web RT đưa tin nhà hoạt động người Áo Inge Rauscher và phong trào chính trị của bà mang tên Sáng kiến dân sự "Tổ quốc và môi trường" đã phát động chiến dịch thu thập chữ ký ủng hộ kiến nghị tổ chức trưng cầu dân ý về việc Áo rời khỏi EU. Chiến dịch sẽ diễn ra tại tất cả các khu vực hành chính và sẽ kéo dài đến ngày 1/7. 

Theo bà Rauscher, việc Áo rút khỏi EU sẽ có lợi xét cả từ khía cạnh kinh tế lẫn môi trường. Bà Rauscher đồng thời phê phán quyết định của EU gia hạn các lệnh trừng phạt Nga, cho rằng Brussels phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cuộc khủng hoảng kinh tế ở Áo. 

Bà Rauscher nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn Áo trở thành đất nước có quan điểm chính trị khách quan và hòa bình"./.

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều