Báo Đồng Nai điện tử
En

Pháp giới thiệu bộ phim tài liệu về lính thợ Việt Nam

11:05, 06/05/2015

Theo sáng kiến của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt và dưới sự bảo trợ của Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone, tối 5-5, Quốc hội Pháp đã tổ chức ra mắt bộ phim tài liệu "Gạo đắng" của đạo diễn Alain Lewkowicz nói về lao động của người nông dân Việt Nam...

Theo sáng kiến của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt và dưới sự bảo trợ của Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone, tối 5-5, Quốc hội Pháp đã tổ chức ra mắt bộ phim tài liệu "Gạo đắng" của đạo diễn Alain Lewkowicz nói về lao động của người nông dân Việt Nam trong điều kiện khắc nghiệt trên các cánh đồng lúa ở vùng Camargue, miền Nam nước Pháp, và sự lãng quên của nước Pháp đối với đóng góp của những người lao động này vào sự phát triển của địa phương.

Báo chí địa phương Pháp đưa tin về lao động Việt Nam trồng lúa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và phải làm việc vất vả như nô lệ.
Báo chí địa phương Pháp đưa tin về lao động Việt Nam trồng lúa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và phải làm việc vất vả như nô lệ.

Bộ phim được xây dựng dựa trên cuốn sách "Di cư cưỡng bức: Lính thợ Đông Dương tại Pháp" (1939-1952) của học giả-nhà báo người Pháp Pierre Daum, nói về 20.000 lao động Đông Dương mà tuyệt đại bộ phận là người Việt Nam, đã bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp vào năm 1939 để lao động thay cho thanh niên Pháp bị động viên ra chiến trường…

Sau khi nước Pháp thất trận trước quân đội Đức quốc xã năm 1940, các xưởng sản xuất vũ khí bị đóng cửa, những người lao động Đông Dương bị kẹt lại tại Pháp do chiến tranh và bị đưa xuống các vùng miền Nam nước Pháp làm việc đồng áng, trên các ruộng muối hay làm các công việc tạp vụ. Họ buộc phải lao động cật lực song bị đối xử thậm tệ giống như các tù nhân hay nô lệ.

Trong cuộc di cư cưỡng bức đó, một bộ phận trong số họ đã phát triển nghề trồng lúa tại các vùng lân cận thành phố Marseille như Camargue và biến vùng đất này thành vùng chuyên canh lúa nổi tiếng của nước Pháp…

(Theo AFP)

 

Tin xem nhiều