AFP/Reuters đưa tin, ngày 18/5, Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nga đã không yêu cầu trì hoãn thêm đối với Thỏa thuận tự do thương mại sâu rộng và toàn diện EU-Ukraine - tâm điểm của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời chấp thuận thỏa thuận này sẽ khởi động vào năm 2016.
AFP/Reuters đưa tin, ngày 18/5, Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nga đã không yêu cầu trì hoãn thêm đối với Thỏa thuận tự do thương mại sâu rộng và toàn diện EU-Ukraine - tâm điểm của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời chấp thuận thỏa thuận này sẽ khởi động vào năm 2016.
Sau các cuộc đàm phán với giới chức Nga và Ukraine, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstroem cho biết: "Thỏa thuận thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 này đã không vấp phải sự phản đối của phái đoàn Nga. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí rất xây dựng." Bà Malmstroem còn cho biết thêm rằng thỏa thuận này sẽ không bị sửa đổi và sẽ được thực thi đúng thời điểm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết ông không nêu vấn đề trì hoãn thực thi thỏa thuận trên. Trước đó, các nhà chức trách Nga cho rằng thỏa thuận này sẽ phá hỏng những mối quan hệ và lợi ích kinh tế quan trọng của họ đối với các vệ tinh thuộc Liên Xô cũ.
Thỏa thuận thương mại này là một phần trong Thỏa thuận Liên kết EU từng bị cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bất ngờ phản đối hồi cuối năm 2013, qua đó gây ra các cuộc biểu tình lật đổ vị tổng thống này và cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Thỏa thuận này cuối cùng cũng đã được nhất trí vào năm 2014 và ban đầu dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2015. Tuy nhiên, tới tháng 9/2014, EU đã quyết định trì hoãn công tác thực thi thỏa thuận trong vòng một năm để hỗ trợ các nỗ lực hòa bình trong bối cảnh lực lượng chính phủ Ukraine đàm phán thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên với phe ly khai./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: www.kyivpost.com) |
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết ông không nêu vấn đề trì hoãn thực thi thỏa thuận trên. Trước đó, các nhà chức trách Nga cho rằng thỏa thuận này sẽ phá hỏng những mối quan hệ và lợi ích kinh tế quan trọng của họ đối với các vệ tinh thuộc Liên Xô cũ.
Thỏa thuận thương mại này là một phần trong Thỏa thuận Liên kết EU từng bị cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bất ngờ phản đối hồi cuối năm 2013, qua đó gây ra các cuộc biểu tình lật đổ vị tổng thống này và cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Thỏa thuận này cuối cùng cũng đã được nhất trí vào năm 2014 và ban đầu dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2015. Tuy nhiên, tới tháng 9/2014, EU đã quyết định trì hoãn công tác thực thi thỏa thuận trong vòng một năm để hỗ trợ các nỗ lực hòa bình trong bối cảnh lực lượng chính phủ Ukraine đàm phán thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên với phe ly khai./.
(VIETNAM+)