Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định giải pháp hai nhà nước đối với Israel và Palestine "có ý nghĩa sống còn" đối với nỗ lực tìm kiếm hòa bình tại Trung Đông và đảm bảo an ninh lâu dài cho Nhà nước Do Thái.
Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định giải pháp hai nhà nước đối với Israel và Palestine “có ý nghĩa sống còn” đối với nỗ lực tìm kiếm hòa bình tại Trung Đông và đảm bảo an ninh lâu dài cho Nhà nước Do Thái.
Phát biểu với báo giới tại Trại David ngày 14/5 bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), Tổng thống Obama bày tỏ tin tưởng giải pháp luôn là yếu tố then chốt không chỉ đối với môi trường hòa bình giữa Israel và Palestine mà còn đối với an ninh lâu dài của Israel trên danh nghĩa là một nhà nước Do Thái và dân chủ.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, giải pháp tối ưu trên không chỉ đem lại hòa bình cho hai nhà nước mà còn là sự lựa chọn nhằm giúp giảm căng thẳng các xung đột trong khu vực.
Phát biểu trên của người đứng đầu Nhà Trắng được đưa ra ngay sau khi nội các Israel vừa tuyên thệ nhậm chức.
Liên minh cầm quyền cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu được cho là sẽ có lập trường cứng rắn hơn trong việc tái khởi động các vòng đàm phán Trung Đông bị trì hoãn từ lâu.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định sẽ kiên trì theo đuổi mục đích này và bày tỏ lạc quan về tiến trình này bất chấp những vướng mắc còn tồn tại.
Tiến trình hòa bình Trung Đông do Mỹ bảo trợ bị đình trệ từ tháng 4/2014 sau 9 tháng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận cuối cùng không đem lại hiệu quả.
Trong bài phát biểu trước thềm cuộc bầu cử quốc hội Israel diễn ra ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu khẳng định sẽ không chấp nhận việc thành lập nhà nước Palestine độc lập sau khi ông thắng cử.
Ngày 1/4 vừa qua, Palestine đã chính thức trở thành thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), nhằm mở đường cho các biện pháp pháp lý chống lại Israel.
Các động thái này đã phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa Palestine và Israel, vốn trở nên xấu đi kể từ cuộc xung đột quân sự tại Gaza hồi tháng Bảy năm ngoái./.
Tổng thống Barack Obama (thứ 2, trái) và các lãnh đạo vùng Vịnh tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, giải pháp tối ưu trên không chỉ đem lại hòa bình cho hai nhà nước mà còn là sự lựa chọn nhằm giúp giảm căng thẳng các xung đột trong khu vực.
Phát biểu trên của người đứng đầu Nhà Trắng được đưa ra ngay sau khi nội các Israel vừa tuyên thệ nhậm chức.
Liên minh cầm quyền cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu được cho là sẽ có lập trường cứng rắn hơn trong việc tái khởi động các vòng đàm phán Trung Đông bị trì hoãn từ lâu.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định sẽ kiên trì theo đuổi mục đích này và bày tỏ lạc quan về tiến trình này bất chấp những vướng mắc còn tồn tại.
Tiến trình hòa bình Trung Đông do Mỹ bảo trợ bị đình trệ từ tháng 4/2014 sau 9 tháng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận cuối cùng không đem lại hiệu quả.
Trong bài phát biểu trước thềm cuộc bầu cử quốc hội Israel diễn ra ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu khẳng định sẽ không chấp nhận việc thành lập nhà nước Palestine độc lập sau khi ông thắng cử.
Ngày 1/4 vừa qua, Palestine đã chính thức trở thành thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), nhằm mở đường cho các biện pháp pháp lý chống lại Israel.
Các động thái này đã phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa Palestine và Israel, vốn trở nên xấu đi kể từ cuộc xung đột quân sự tại Gaza hồi tháng Bảy năm ngoái./.
(TTXVN/VIETNAM+)