Mặc dù khẳng định không từ bỏ hy vọng về một giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột Israel-Palestine, song Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận căng thẳng tại Trung Đông cùng những "vấn đề quan trọng trong cam kết chung" đã gây khó khăn cho tiến trình hóa đàm phán khu vực.
Mặc dù khẳng định không từ bỏ hy vọng về một giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột Israel-Palestine, song Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận căng thẳng tại Trung Đông cùng những "vấn đề quan trọng trong cam kết chung" đã gây khó khăn cho tiến trình hóa đàm phán khu vực.
Trả lời phỏng vấn tờ "Asharq al-Awsat" tiếng Arab có trụ sở tại Anh ngày 12/5, Tổng thống Obama nhấn mạnh "con đường phía trước rất khó khăn," do đó Washington đang đánh giá một cách nghiêm túc về cách tiếp cận đối với cuộc xung đột tại Trung Đông.
Ông đồng thời bày tỏ hy vọng vào chính phủ sắp được thành lập tại Israel, cũng như mong muốn Palestine chứng tỏ cam kết về giải pháp hai nhà nước thông qua các chính sách và hành động của mình.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Israel đang trong quá trình thành lập một chính phủ liên minh mới.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 11/5, Quốc hội Israel đã thông qua lần thứ nhất dự luật mở rộng nội các trong một động thái được xem là "phép thử" đầu tiên đối với liên minh cầm quyền mới của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Ông Netanyahu sẽ có bảy ngày (đến ngày 18/5) để đệ trình danh sách nội các mới.
Tiến trình hòa bình Trung Đông bị đình trệ từ tháng 4/2014 sau chín tháng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận cuối cùng không đem lại hiệu quả.
Trong bài phát biểu trước thềm cuộc bầu cử quốc hội Israel diễn ra ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu khẳng định sẽ không chấp nhận việc thành lập nhà nước Palestine độc lập sau khi ông thắng cử.
Ngày 1/4 vừa qua, Palestine đã chính thức trở thành thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), nhằm mở đường cho các biện pháp pháp lý chống lại Israel.
Các động thái này đã phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa Palestine và Israel, vốn trở nên xấu đi kể từ cuộc xung đột quân sự tại Gaza hồi tháng Bảy năm ngoái./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Ông đồng thời bày tỏ hy vọng vào chính phủ sắp được thành lập tại Israel, cũng như mong muốn Palestine chứng tỏ cam kết về giải pháp hai nhà nước thông qua các chính sách và hành động của mình.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Israel đang trong quá trình thành lập một chính phủ liên minh mới.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 11/5, Quốc hội Israel đã thông qua lần thứ nhất dự luật mở rộng nội các trong một động thái được xem là "phép thử" đầu tiên đối với liên minh cầm quyền mới của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Ông Netanyahu sẽ có bảy ngày (đến ngày 18/5) để đệ trình danh sách nội các mới.
Tiến trình hòa bình Trung Đông bị đình trệ từ tháng 4/2014 sau chín tháng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận cuối cùng không đem lại hiệu quả.
Trong bài phát biểu trước thềm cuộc bầu cử quốc hội Israel diễn ra ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu khẳng định sẽ không chấp nhận việc thành lập nhà nước Palestine độc lập sau khi ông thắng cử.
Ngày 1/4 vừa qua, Palestine đã chính thức trở thành thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), nhằm mở đường cho các biện pháp pháp lý chống lại Israel.
Các động thái này đã phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa Palestine và Israel, vốn trở nên xấu đi kể từ cuộc xung đột quân sự tại Gaza hồi tháng Bảy năm ngoái./.
(TTXVN/VIETNAM+)