Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không đạt được đồng thuận với dự thảo tuyên bố do Nga soạn, theo đó kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức hoặc một các lệnh tạm ngừng không kích để tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Yemen.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không đạt được đồng thuận với dự thảo tuyên bố do Nga soạn, theo đó kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức hoặc một các lệnh tạm ngừng không kích để tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Yemen.
Trong cuộc họp kín ngày 1/5, Nga đã nêu ý kiến trên đồng thời kêu gọi các bên liên quan tiến hành thương lượng chính trị.
Tuy nhiên, văn kiện này đã không được nhiều nước ủy viên hoan nghênh. Phản ứng tại phiên họp, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vitaly Churkin chỉ trích Liên hợp quốc đã “phản ứng chậm chạp” với dự thảo tuyên bố của Moskva.
Phát biểu sau các cuộc tham vấn kín của Hội đồng Bảo an về cuộc khủng hoảng Yemen, ông cho biết đã chuẩn bị để đưa ra lời kêu gọi về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, ít nhất ở mức độ để có thể triển khai hoạt động nhân đạo thường kỳ nhằm giúp cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo, song các nước ủy viên khác đã thậm chí không thể nhất trí về điều này.
Theo Đại sứ Churkin, các nước ủy viên Hội đồng Bảo an đang tiếp tục tham vấn với chính quyền nước họ về bản dự thảo tuyên bố trên, song ông nghi ngờ về khả năng đạt được nhất trí trong hội đồng về vấn đề này.
Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi văn phòng của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức hoặc ít nhất là ngừng bắn vì lý do nhân đạo, trong bối cảnh liên minh do Saudi Arabia chỉ huy tiếp tục các cuộc không kích nhắm vào phiến quân Houthi theo dòng Hồi giáo Shi'ite tại Yemen.
Bạo lực đã bùng phát và lan rộng khắp Yemen từ hồi năm ngoái sau khi phiến quân chiếm giữ Thủ đô Sanaa và buộc Tổng thống Mansour Hadi phải trốn chạy. Liên hợp quốc cho biết khoảng 12 triệu người Yemen đang cần trợ giúp.
Chiến sự leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại nước này. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã buộc phải ngừng việc phân phát lương thực cứu trợ tại Yemen do thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Theo WFP, tổ chức này cần hơn 200.000 lít xăng để đáp ứng việc vận chuyển lương thực cho hơn 1,5 triệu người Yemen trong một tháng tới.
Trong khi đó, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) cho biết các nhân viên y tế không thể tiếp cận và thực thi nhiệm vụ của mình.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra tuyên bố nêu rõ kể từ khi bạo lực bùng phát tại Yemen ngày 19/3 vừa qua tới nay đã có 1.244 người thiệt mạng.
Ngoài số người thương vong do bom đạn, WHO cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát do thiếu thuốc men và các cơ sở chăm sóc y tế bị tàn phá nghiêm trọng.
Hiện có 44 người bị nghi mắc các bệnh như sởi, sốt xuất huyết và viêm màng não.
Theo kế hoạch, Đặc phái viên mới của Liên hợp quốc tại Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed sẽ tới khu vực này vào tuần tới để hối thúc các bên liên quan tiến hành thương lượng hòa bình./.
Cảnh đổ nát do xung đột tại Bani Matar, cách Thủ đô Sanaa khoảng 70km về phía tây ngày 4/4. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tuy nhiên, văn kiện này đã không được nhiều nước ủy viên hoan nghênh. Phản ứng tại phiên họp, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vitaly Churkin chỉ trích Liên hợp quốc đã “phản ứng chậm chạp” với dự thảo tuyên bố của Moskva.
Phát biểu sau các cuộc tham vấn kín của Hội đồng Bảo an về cuộc khủng hoảng Yemen, ông cho biết đã chuẩn bị để đưa ra lời kêu gọi về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, ít nhất ở mức độ để có thể triển khai hoạt động nhân đạo thường kỳ nhằm giúp cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo, song các nước ủy viên khác đã thậm chí không thể nhất trí về điều này.
Theo Đại sứ Churkin, các nước ủy viên Hội đồng Bảo an đang tiếp tục tham vấn với chính quyền nước họ về bản dự thảo tuyên bố trên, song ông nghi ngờ về khả năng đạt được nhất trí trong hội đồng về vấn đề này.
Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi văn phòng của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức hoặc ít nhất là ngừng bắn vì lý do nhân đạo, trong bối cảnh liên minh do Saudi Arabia chỉ huy tiếp tục các cuộc không kích nhắm vào phiến quân Houthi theo dòng Hồi giáo Shi'ite tại Yemen.
Bạo lực đã bùng phát và lan rộng khắp Yemen từ hồi năm ngoái sau khi phiến quân chiếm giữ Thủ đô Sanaa và buộc Tổng thống Mansour Hadi phải trốn chạy. Liên hợp quốc cho biết khoảng 12 triệu người Yemen đang cần trợ giúp.
Chiến sự leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại nước này. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã buộc phải ngừng việc phân phát lương thực cứu trợ tại Yemen do thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Theo WFP, tổ chức này cần hơn 200.000 lít xăng để đáp ứng việc vận chuyển lương thực cho hơn 1,5 triệu người Yemen trong một tháng tới.
Trong khi đó, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) cho biết các nhân viên y tế không thể tiếp cận và thực thi nhiệm vụ của mình.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra tuyên bố nêu rõ kể từ khi bạo lực bùng phát tại Yemen ngày 19/3 vừa qua tới nay đã có 1.244 người thiệt mạng.
Ngoài số người thương vong do bom đạn, WHO cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát do thiếu thuốc men và các cơ sở chăm sóc y tế bị tàn phá nghiêm trọng.
Hiện có 44 người bị nghi mắc các bệnh như sởi, sốt xuất huyết và viêm màng não.
Theo kế hoạch, Đặc phái viên mới của Liên hợp quốc tại Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed sẽ tới khu vực này vào tuần tới để hối thúc các bên liên quan tiến hành thương lượng hòa bình./.
(TTXVN/VIETNAM+)