Trung tâm quốc gia Campuchia về quản lý lực lượng gìn giữ hòa bình và rà phá bom mìn, chất nổ còn tồn tại sau chiến tranh (NPMEC) cho biết sau 10 năm thành lập, NPMEC đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong nước cũng như đóng góp vào những chương trình nhân đạo của Liên hợp quốc.
Trung tâm quốc gia Campuchia về quản lý lực lượng gìn giữ hòa bình và rà phá bom mìn, chất nổ còn tồn tại sau chiến tranh (NPMEC) cho biết sau 10 năm thành lập, NPMEC đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong nước cũng như đóng góp vào những chương trình nhân đạo của Liên hợp quốc.
Theo thống kê của NPMEC, từ năm 1993 đến năm 2014, lực lượng rà phá bom mìn Campuchia đã làm sạch 416km2, gỡ và phá hủy 169.000 quả mìn bộ binh, 8.000 quả mìn chống tăng và hàng trăm nghìn loại vật liệu nổ, hàng triệu mảnh bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Nhờ đó, số người bị tai nạn vì bom mìn sót lại ở Campuchia đã giảm từ mức cao nhất 4.320 người vào năm 1996 xuống còn 110 người trong năm 2014.
Trong 10 năm qua, Campuchia đã cử 2.675 binh sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, chủ yếu làm nhiệm vụ rà phá bom mìn tại 8 quốc gia ở châu Phi.
Trong các nhiệm vụ này, các binh sỹ Campuchia đã làm sạch 71km2, phá hủy trên 3.300 quả mìn các loại và hàng nghìn vật liệu nổ.
Campuchia là một trong những quốc gia chịu hậu quả tồi tệ nhất bởi bom mìn còn sót sau chiến tranh. Sau hơn 3 thập kỷ chiến tranh và nội chiến, ước tính còn khoảng 4-6 triệu quả mìn, đạn và vật liệu nổ khác chưa được tháo gỡ.
Từ năm 1979 đến nay, bom mìn và vật liệu sót lại từ thời chiến đã làm hơn 19.000 người chết và gần 45.000 người bị thương tại Campuchia. Ước tính, mỗi năm nước này cần chi tới 50 triệu USD cho hoạt động tháo gỡ để hoàn thành mục tiêu xóa sạch bom mìn, vật liệu nổ vào năm 2020./.
Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN) |
Nhờ đó, số người bị tai nạn vì bom mìn sót lại ở Campuchia đã giảm từ mức cao nhất 4.320 người vào năm 1996 xuống còn 110 người trong năm 2014.
Trong 10 năm qua, Campuchia đã cử 2.675 binh sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, chủ yếu làm nhiệm vụ rà phá bom mìn tại 8 quốc gia ở châu Phi.
Trong các nhiệm vụ này, các binh sỹ Campuchia đã làm sạch 71km2, phá hủy trên 3.300 quả mìn các loại và hàng nghìn vật liệu nổ.
Campuchia là một trong những quốc gia chịu hậu quả tồi tệ nhất bởi bom mìn còn sót sau chiến tranh. Sau hơn 3 thập kỷ chiến tranh và nội chiến, ước tính còn khoảng 4-6 triệu quả mìn, đạn và vật liệu nổ khác chưa được tháo gỡ.
Từ năm 1979 đến nay, bom mìn và vật liệu sót lại từ thời chiến đã làm hơn 19.000 người chết và gần 45.000 người bị thương tại Campuchia. Ước tính, mỗi năm nước này cần chi tới 50 triệu USD cho hoạt động tháo gỡ để hoàn thành mục tiêu xóa sạch bom mìn, vật liệu nổ vào năm 2020./.
(TTXVN/VIETNAM+)