Với giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ, vị trí chiến lược của Myanmar, Campuchia và Lào, khu vực Đông Nam Á sẽ ngày càng thu hút nhiều nhà sản xuất, và trong tương lai sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành "công xưởng của thế giới.''
Với giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ, vị trí chiến lược của Myanmar, Campuchia và Lào, khu vực Đông Nam Á sẽ ngày càng thu hút nhiều nhà sản xuất, và trong tương lai sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành "công xưởng của thế giới.''
Dây chuyền lắp ráp xe tay gas tại nhà máy Piaggio Việt Nam. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) |
Theo nhận định của các nhà kinh tế ANZ, việc chuyển đổi sẽ là một phần của sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để trở thành "trụ cột thứ 3'' cho tăng trưởng khu vực, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Đến năm 2030, hơn một nửa trong số 650 triệu người trong khu vực Đông Nam Á sẽ có độ tuổi dưới 30, là một phần của tầng lớp trung lưu mới nổi với mức tiêu dùng cao.
ANZ tin rằng khu vực Đông Nam Á sẽ giành được danh hiệu ''công xưởng của thế giới'' từ Trung Quốc trong vòng 10-15 năm tới, khi các doanh nghiệp di chuyển để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và dồi dào ở các khu vực, chẳng hạn như khu vực Mekong.
Sự kết nối giữa chi phí lao động thấp ở các quốc gia như Myanmar, Campuchia, Lào với các nhà sản xuất có hiệu quả ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nhà sản xuất tinh vi ở Singapore và Malaysia sẽ là những khả năng hỗ trợ sự chuyển đổi này.
Các quốc gia Đông Nam Á cũng đã quyết tâm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa 10 quốc gia thành viên.