Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Iraq và Baghdad không muốn trở thành "con rối" của Iran hay bất cứ thế lực bên ngoài nào khác.
Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Iraq và Baghdad không muốn trở thành "con rối" của Iran hay bất cứ thế lực bên ngoài nào khác.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc lại lời khẳng định trên của giới chức lãnh đạo Iraq trong bối cảnh Chính phủ Baghdad đang đẩy mạnh chiến dịch đánh bật IS khỏi các vùng lãnh thổ chúng đã chiếm đóng.
Phát biểu tại Đại học Quốc phòng quốc gia ở thủ đô Washington ngày 9/4, Phó Tổng thống Biden cho biết trong chiến dịch giải phóng thành phố Tikrit của tỉnh Salahudin hồi tháng trước, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã khẳng định các lực lượng chiến đấu chống IS phải được đặt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Bagdad chứ không phải là nước láng giềng Iran.
Mặc dù giới truyền thông ban đầu mô tả các lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite do Iran hậu thuẫn đóng vai trò quan trọng trong việc truy quét IS ở Tikrit, nhưng Thủ tướng al-Abadi sau đó cũng đã tuyên bố rằng chính Chính phủ Iraq và ông với vai trò là người chỉ huy trưởng đã lãnh đạo quân đội và các tay súng bộ lạc người Shii'te, Sunni trong chiến dịch trên.
Theo ông Biden, Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS ở Tikrit theo yêu cầu của Thủ tướng al-Abadi, mở đường cho các lực lượng an ninh Iraq giành lại quyền kiểm soát thành phố này.
Quan chức này nhấn mạnh sự kiện trên là một "phép thử quan trọng" đối với giới chức lãnh đạo quân đội và chính trị trong Chính phủ Iraq, cho thấy Baghdad có đủ khả năng duy trì và bảo vệ những lợi ích của mình cũng như không muốn trở thành "con rối" bị các thế lực khác giật giây.
Cũng trong tuyên bố của mình, Phó Tổng thống Biden kêu gọi giới chức lãnh đạo Iraq cần phải tiếp tục theo đuổi tiến trình hòa giải dân tộc giữa các cộng đồng Sunni, Shiite và Kurd để có thể duy trì sức mạnh đoàn kết hiện tại.
Ông nhận định chính việc các phiến quân IS thực hiện các vụ thảm sát hàng loạt lại là một yếu tố giúp gắn kết giữa các sắc tộc, giúp thành lập một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng al-Abadi.
Phó Tổng thống Mỹ đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang đối mặt với những chỉ trích từ trong nước và quốc tế về vai trò lãnh đạo của Washington trong cuộc chiến chống IS.
Các nhà lập pháp Mỹ cáo buộc Tổng thống Barack Obama đã có những bước đi "quá thận trọng" và tạo điều kiện cho Iran tham gia hỗ trợ Iraq. Tuy nhiên, ông Biden cho rằng những nhận định trên đã quá đề cao vai trò của Iran cũng như sức mạnh của IS trên thực địa.
Trước đó, hồi cuối tháng Ba vừa qua, các lực lượng an ninh Iraq đã giải phóng thành phố Tikrit, thủ phủ tỉnh Salahudin ở miền Trung, sau nhiều tuần giao tranh với các tay súng IS.
Nguồn tin an ninh cho biết binh sỹ chính phủ được sự hỗ trợ của các tay súng bộ lạc người Shii'te, Sunni và máy bay chiến đấu của liên quân do Mỹ đứng đầu đã giành nhiều thắng lợi tại các khu vực phía Bắc, Nam và Tây Tikrit.
Hiện các chiến dịch nhằm truy quét hoàn toàn các phần tử IS khỏi Tikrit vẫn tiếp tục diễn ra./.
Binh sỹ Iraq trong cuộc xung đột với các tay súng IS tại thành phố Ramadi. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Phát biểu tại Đại học Quốc phòng quốc gia ở thủ đô Washington ngày 9/4, Phó Tổng thống Biden cho biết trong chiến dịch giải phóng thành phố Tikrit của tỉnh Salahudin hồi tháng trước, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã khẳng định các lực lượng chiến đấu chống IS phải được đặt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Bagdad chứ không phải là nước láng giềng Iran.
Mặc dù giới truyền thông ban đầu mô tả các lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite do Iran hậu thuẫn đóng vai trò quan trọng trong việc truy quét IS ở Tikrit, nhưng Thủ tướng al-Abadi sau đó cũng đã tuyên bố rằng chính Chính phủ Iraq và ông với vai trò là người chỉ huy trưởng đã lãnh đạo quân đội và các tay súng bộ lạc người Shii'te, Sunni trong chiến dịch trên.
Theo ông Biden, Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS ở Tikrit theo yêu cầu của Thủ tướng al-Abadi, mở đường cho các lực lượng an ninh Iraq giành lại quyền kiểm soát thành phố này.
Quan chức này nhấn mạnh sự kiện trên là một "phép thử quan trọng" đối với giới chức lãnh đạo quân đội và chính trị trong Chính phủ Iraq, cho thấy Baghdad có đủ khả năng duy trì và bảo vệ những lợi ích của mình cũng như không muốn trở thành "con rối" bị các thế lực khác giật giây.
Cũng trong tuyên bố của mình, Phó Tổng thống Biden kêu gọi giới chức lãnh đạo Iraq cần phải tiếp tục theo đuổi tiến trình hòa giải dân tộc giữa các cộng đồng Sunni, Shiite và Kurd để có thể duy trì sức mạnh đoàn kết hiện tại.
Ông nhận định chính việc các phiến quân IS thực hiện các vụ thảm sát hàng loạt lại là một yếu tố giúp gắn kết giữa các sắc tộc, giúp thành lập một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng al-Abadi.
Phó Tổng thống Mỹ đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang đối mặt với những chỉ trích từ trong nước và quốc tế về vai trò lãnh đạo của Washington trong cuộc chiến chống IS.
Các nhà lập pháp Mỹ cáo buộc Tổng thống Barack Obama đã có những bước đi "quá thận trọng" và tạo điều kiện cho Iran tham gia hỗ trợ Iraq. Tuy nhiên, ông Biden cho rằng những nhận định trên đã quá đề cao vai trò của Iran cũng như sức mạnh của IS trên thực địa.
Trước đó, hồi cuối tháng Ba vừa qua, các lực lượng an ninh Iraq đã giải phóng thành phố Tikrit, thủ phủ tỉnh Salahudin ở miền Trung, sau nhiều tuần giao tranh với các tay súng IS.
Nguồn tin an ninh cho biết binh sỹ chính phủ được sự hỗ trợ của các tay súng bộ lạc người Shii'te, Sunni và máy bay chiến đấu của liên quân do Mỹ đứng đầu đã giành nhiều thắng lợi tại các khu vực phía Bắc, Nam và Tây Tikrit.
Hiện các chiến dịch nhằm truy quét hoàn toàn các phần tử IS khỏi Tikrit vẫn tiếp tục diễn ra./.
(TTXVN/VIETNAM+)