Ngày 11/3, Nigeria cho biết đến nay đã giành lại được 36 thị trấn từ phiến quân Boko Haram kể từ khi chiến dịch có sự tham gia của liên quân 4 nước bắt đầu, đồng thời bày tỏ hy vọng chiến dịch này có thể dẫn tới "thất bại hoàn toàn" cho nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Ngày 11/3, Nigeria cho biết đến nay đã giành lại được 36 thị trấn từ phiến quân Boko Haram kể từ khi chiến dịch có sự tham gia của liên quân 4 nước bắt đầu, đồng thời bày tỏ hy vọng chiến dịch này có thể dẫn tới "thất bại hoàn toàn" cho nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Theo người phát ngôn an ninh quốc gia Nigeria, Mike Omeri, kể từ ngày 8/3 vừa qua, liên quân đã giành lại được 4 thị trấn (gồm 3 thị trấn ở bang Borno và 1 thị trấn ở bang láng giềng Yobe, nơi Boko Haram đã thảm sát hơn 40 sinh viên hồi tháng 2/2014 trước khi chiếm thị trấn này vào tháng 8 sau đó.
Ông Omeri khẳng định thắng lợi trên là nhờ sự hợp tác và liên minh quân sự giữa Nigeria với Cameroon, Chad và Niger, đồng thời tỏ lòng cảm ơn các nước trên trong việc cắt đứt các tuyến tiếp tế của Boko Haram. Theo ông Omeri, sự hợp tác khu vực này sẽ nhanh chóng đẩy phiến quân Boko Haram vào thất bại và bị tiêu diệt hoàn toàn tại Nigeria và tiểu khu vực.
Trong khi đó, phát biểu tại Washington (Mỹ), Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia của Nigeria, Ayodele Oke cho biết phiến quân Boko Haram vẫn nắm quyền kiểm soát 4 khu vực địa phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ bị Boko Haram chiếm giữ.
Boko Haram đã trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Nigeria từ năm 2009 khi nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite này nổi dậy nhằm thành lập nhà nước Hồi giáo ở miền Bắc quốc gia đông dân nhất châu Phi. Lực lượng Hồi giáo cực đoan này hiện chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Nigeria gồm hàng chục thị trấn ở ba bang miền Đông Bắc.
Sự trỗi dậy của Boko Haram ảnh hưởng trực tiếp đến ba nước láng giềng của Nigeria là Cameroon, Chad và Niger. Bạo lực liên quan tới các tay súng thánh chiến đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Cho đến nay, các cường quốc phương Tây tránh can dự trực tiếp vào cuộc xung đột tại Nigeria, coi đây là vấn đề của khu vưc. Tuy nhiên, trong bối cảnh Boko Haram tiến hành mở rộng tấn công sang các nước láng giềng của Nigeria và cam kết trung thành với phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, ngày 11/3, Mỹ tuyên bố tìm cách khôi phục chương trình huấn luyện cho quân đội Nigeria vốn bị huỷ bỏ hồi năm ngoái do bất đồng giữa hai bên về việc mua vũ khí.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố Paris sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực Sahel bất ổn của châu Phi, địa bàn các nhóm thánh chiến đang hoạt động, nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống Boko Haram.
Theo ông Le Drian, Pháp sẽ tăng nhẹ số lượng binh sĩ hoạt động trong chiến dịch tiễu trừ thánh chiến Barkhane tại Sahel và giảm thiểu lực lượng vũ trang tại Cộng hòa Trung Phi "nhằm có thêm phương tiện hỗ trợ" cuộc chiến chống Boko Haram./.
Binh sỹ và cảnh sát Nigeria triển khai trên một tuyến đường ở Maiduguri. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông Omeri khẳng định thắng lợi trên là nhờ sự hợp tác và liên minh quân sự giữa Nigeria với Cameroon, Chad và Niger, đồng thời tỏ lòng cảm ơn các nước trên trong việc cắt đứt các tuyến tiếp tế của Boko Haram. Theo ông Omeri, sự hợp tác khu vực này sẽ nhanh chóng đẩy phiến quân Boko Haram vào thất bại và bị tiêu diệt hoàn toàn tại Nigeria và tiểu khu vực.
Trong khi đó, phát biểu tại Washington (Mỹ), Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia của Nigeria, Ayodele Oke cho biết phiến quân Boko Haram vẫn nắm quyền kiểm soát 4 khu vực địa phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ bị Boko Haram chiếm giữ.
Boko Haram đã trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Nigeria từ năm 2009 khi nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite này nổi dậy nhằm thành lập nhà nước Hồi giáo ở miền Bắc quốc gia đông dân nhất châu Phi. Lực lượng Hồi giáo cực đoan này hiện chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Nigeria gồm hàng chục thị trấn ở ba bang miền Đông Bắc.
Sự trỗi dậy của Boko Haram ảnh hưởng trực tiếp đến ba nước láng giềng của Nigeria là Cameroon, Chad và Niger. Bạo lực liên quan tới các tay súng thánh chiến đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Cho đến nay, các cường quốc phương Tây tránh can dự trực tiếp vào cuộc xung đột tại Nigeria, coi đây là vấn đề của khu vưc. Tuy nhiên, trong bối cảnh Boko Haram tiến hành mở rộng tấn công sang các nước láng giềng của Nigeria và cam kết trung thành với phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, ngày 11/3, Mỹ tuyên bố tìm cách khôi phục chương trình huấn luyện cho quân đội Nigeria vốn bị huỷ bỏ hồi năm ngoái do bất đồng giữa hai bên về việc mua vũ khí.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố Paris sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực Sahel bất ổn của châu Phi, địa bàn các nhóm thánh chiến đang hoạt động, nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống Boko Haram.
Theo ông Le Drian, Pháp sẽ tăng nhẹ số lượng binh sĩ hoạt động trong chiến dịch tiễu trừ thánh chiến Barkhane tại Sahel và giảm thiểu lực lượng vũ trang tại Cộng hòa Trung Phi "nhằm có thêm phương tiện hỗ trợ" cuộc chiến chống Boko Haram./.
(TTXVN/VIETNAM+)