Theo đài Tiếng nói nước Nga đêm 3/3, một trong những đề tài tại phiên họp lần thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ sẽ là tình hình nhân quyền của Triều Tiên.
Theo đài Tiếng nói nước Nga đêm 3/3, một trong những đề tài tại phiên họp lần thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ sẽ là tình hình nhân quyền của Triều Tiên.
Chuyên gia Aleksandr Zhebin - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho rằng chủ đề này sẽ được sử dụng để gây áp lực với Bình Nhưỡng, đặc biệt là vào thời điểm chế độ Triều Tiên đang thực hiện đường lối mềm dẻo hơn.
Ủy ban Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khuyến nghị Hội đồng Bảo an chuyển hồ sơ về những tội phạm chống loài người của chính quyền Bình Nhưỡng ra xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở La Hay.
Tuy nhiên, ông Zhebin coi bước đi như vậy là động thái khiêu khích không đúng chỗ. Ông nói: "Trong trường hợp chuyển hồ sơ chống Chính phủ Triều Tiên cho ICC, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt và có thể phát lệnh bắt giữ đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên ra trước ICC”.
Chuyên gia Nga cho rằng đó rõ ràng là sự khiêu khích, là bước đi tuyệt vọng từ Phương Tây và sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vấn đề ở chỗ Triều Tiên vẫn đứng vững, bất chấp lệnh cấm vận liên tục trong 60 năm qua của Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt Triều Tiên được áp đặt từ rất lâu trước khi Bình Nhưỡng bắt đầu triển khai chương trình tên lửa và hạt nhân. Tức là hình thức trừng phạt và tất cả những hạn chế mà người Mỹ đạt được thông qua Hội đồng Bảo an, đã được áp dụng từ rất lâu trước khi có những lý do mà họ nêu ra để biện minh./.
Chuyên gia Nga Aleksandr Zhebin. (Nguồn: gpff.smugmug.com) |
Ủy ban Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khuyến nghị Hội đồng Bảo an chuyển hồ sơ về những tội phạm chống loài người của chính quyền Bình Nhưỡng ra xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở La Hay.
Tuy nhiên, ông Zhebin coi bước đi như vậy là động thái khiêu khích không đúng chỗ. Ông nói: "Trong trường hợp chuyển hồ sơ chống Chính phủ Triều Tiên cho ICC, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt và có thể phát lệnh bắt giữ đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên ra trước ICC”.
Chuyên gia Nga cho rằng đó rõ ràng là sự khiêu khích, là bước đi tuyệt vọng từ Phương Tây và sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vấn đề ở chỗ Triều Tiên vẫn đứng vững, bất chấp lệnh cấm vận liên tục trong 60 năm qua của Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt Triều Tiên được áp đặt từ rất lâu trước khi Bình Nhưỡng bắt đầu triển khai chương trình tên lửa và hạt nhân. Tức là hình thức trừng phạt và tất cả những hạn chế mà người Mỹ đạt được thông qua Hội đồng Bảo an, đã được áp dụng từ rất lâu trước khi có những lý do mà họ nêu ra để biện minh./.
(VIETNAM+)